[2021] Thi thử TN trường Lương Thế Vinh – Hà Nội (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2A 3D 4C 5D 6B 7A 8C 9B 10A
11A 12D 13A 14B 15A 16B 17B 18C 19D 20B
21C 22B 23D 24D 25C 26A 27C 28C 29C 30A
31C 32B 33C 34C 35D 36B 37D 38C 39B 40D

Câu 1: Trong phân tử α-amino axit nào sau có 6 nguyên tử cacbon ?

A. alanin.        B. glyxin.       C. lysin.       D. valin.

(Xem giải) Câu 2: Khử hoàn toàn 4,176 gam Fe3O4 cần khối lượng Al là

A. 1,296 gam.       B. 3,456 gam.       C. 0,864 gam.       D. 0,432 gam.

Câu 3: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. cao su isopren.       B. Tơ nilon-6,6.       C. cao su buna.       D. Amilozơ.

Câu 4: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

A. CH3-CH3.       B. CH3-CH2-CI.       C. CH2=CH-CH3.       D. CH3-CH2-CH3.

Câu 5: Kim loại nào nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong số các kim loại sau?

A. Rubidi.       B. Kali.       C. Natri.       D. Liti.

Câu 6: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là

A. AI và Cu.       B. Ag và Cr.       C. Cu và Cr.       D. Ag và W.

Câu 7: Este Inào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương

A. HCOOCH3.       B. (COOCH3)2.       C. CH3COOCH3.       D. CH3COOC6H5.

Câu 8: Cacbohidrat nhất thiết phải chứa nhóm chức nào sau đây?

A. andehit.       B. este.       C. ancol.       D. amin.

Câu 9: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 10: Thể tích H2 (ở đktc) cần để hidro hóa hoàn toàn 1,105 tấn triolein là

A. 84000 lít.       B. 67200 lít.       C. 76018 lít.       D. 56000 lít.

Câu 11: Số đồng phân este mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

Câu 12: Cho biết chất nào sau đây thuộc loại polisacarit?

A. Saccarozơ.       B. Fructozơ.       C. Glucozơ.       D. Xenlulozơ.

Câu 13: Este metyl acrylat có công thức là

A. CH2=CHCOOCH3.       B. CH3COOCH=CH2.       C. HCOOCH3.       D. CH3COOCH3.

Câu 14: Etylamin tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. K2SO4.       B. HCI.       C. KCI.       D. NaOH.

Câu 15: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Cu.       B. Ca.       C. K.       D. Mg.

Câu 16: Chất nào sau đây là đồng phân của fructozơ?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Yên Thế - Bắc Giang

A. Saccarozo.       B. Glucozơ.       C. Xenlulozơ.       D. Tinh bột.

(Xem giải) Câu 17: Hỗn hợp M gồm glucozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là.

A. 6,72.       B. 8,96.       C. 5,60.       D. 4,48.

Câu 18: Polime nào sau đây được điều chế từ phản ứng trùng hợp?

A. Poli(etylen terephtalat).    B. Xenlulozơ triaxetat.    C. Poliacrilonitrin.    D. Nilon-6,6.

(Xem giải) Câu 19: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian nhấc thanh Fe ra rồi sấy khô thấy khối lượng của nó tăng 1,6 gam so với ban đầu. Giả sử lượng Cu sinh ra bám hết lên thanh Fe. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là

A. 6,4 gam. B. 9,6 gam. C. 8,2 gam. D. 12,8 gam.

(Xem giải) Câu 20: Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ X thu được 3,19 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 2,83.       B. 2,17.       C. 1,64.       D. 1,83.

(Xem giải) Câu 21: Cho các polime gồm: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) nilon-6,6; (4) tơ nitron. Số polime thuộc loại polime tổng hợp là

A. 1.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 22: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là CO32- + 2H+ → CO2 + H2O?

A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

B. Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O.

C. NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.

D. K2CO3 + 2CH3COOH → 2CH3COOK + CO2 + H2O.

(Xem giải) Câu 23: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là trùng hợp là 90%).

A. 2,55.        B. 3,6.       C. 2,8.        D. 2,52

Câu 24: Hoà tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 4,05.       B. 1,35.        C. 5,40.        D. 2,70.

(Xem giải) Câu 25: Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,1792 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X chứa 6,67m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 3,6.        B. 1,2.       C. 2,4.       D . 2,55.

(Xem giải) Câu 26: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.         B. CH5N.         C. C2H5N.          D. C3H7N.

Câu 27: Cho 5,4 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag thu được là

A. 2,16 gam        B. 4,32 gam        C. 6,48 gam       D. 3,24 gam

(Xem giải) Câu 28: Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn ở dạng bột tác dụng với khí oxi, thu được là 38,5 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V lít dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,15M. Giá trị của V là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường chuyên Bến Tre (Lần 2)

A. 1,670.       B. 2,1875.         C. 1,750.        D. 2,625.

(Xem giải) Câu 29: Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được 3,88 gam hỗn hợp ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 240.       B. 120.       C. 190.       D. 100.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

B. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng brom.

C. Các chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trùng hợp isopren thu được poli(phenol-fomanđehit).

B. Tơ axetat là tơ tổng hợp.

C. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren có xúc tác thu được cao su buna-S.

D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hexametylen địamin với axit ađipic.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng lên tấm vải bông sau một thời gian tấm vải bị mủn ra.

B. Không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom.

C. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3 trong NH3 thì thu được muối amoni gluconat.

D. Nhỏ vài giọt dung dịch loãng I2 lên mặt cắt củ khoai loang thì sẽ xuất hiện màu xanh tím.

(Xem giải) Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là

A. 160.       B. 74.       C. 146.       D. 88.

(Xem giải) Câu 34: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,1 mol KHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn bằng đồ thị bên

Giá trị của (x + y) là

A. 0,45.        B. 0,35.        C. 0,30.       D. 0,40.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một phần tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

B. Các peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.

C. Trong môi trường kiềm, dipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu vàng.

D. Axit glutamic là hợp chất có tính lưỡng tính.

(Xem giải) Câu 36: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dự.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi hết kỳ 1 Hóa 12 - Sở GDĐT Bến Tre

A. 5.       B. 4.       C. 2.        D. 3

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với

A. 26.        B. 37.        C. 32.        D. 34.

(Xem giải) Câu 38: Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 aM và KCl bM
– Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, dòng điện một chiều sau t giây thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và dung dịch X. Cho Fe vào dung dịch X thấy khối lượng thanh Fe giảm 0,6 gam
– Điện phân dung dịch X trong điều kiện như trên sau 2t giây thu được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y thì khối lượng thanh Fe giảm 2,1 gam.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tỷ số b : a = 0,75

B. Tại thời điểm 2t giây cả 2 muối đều bị điện phân hết

C. Tại thời điểm 1,8t giây thì thể tích khí (đktc) ở anot là 1,232 lít

D. Tại thời điểm 1,5t gây muối Cu(NO3)2 bị điện phân chưa hết

(Xem giải) Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Tristearin, tripanmitin, triolein thuộc loại este.
(b) Mỡ động vật, dầu thực vật có thành phần chính là chất béo.
(c) Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
(d) Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều.
(e) Chất béo lòng chủ yếu cấu thành từ gốc axit béo không no.
(g) Tripanmitin luôn tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:3.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.        C. 5.         D. 2.

(Xem giải) Câu 40: Cho các sơ đồ phản ứng sau (các chất phản ứng với nhau theo đúng tỉ lệ mol trong phương trình):
(1) C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O;
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(3) X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O.
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Từ X2 để chuyển hóa thành axit axetic cần ít nhất 2 phản ứng.

B. X3 là hợp chất hữu cơ đơn chức.

C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

D. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
nguyendvhoang

em nhầm ạ, em xin lỗi thầy

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!