Trộn đều 30,96 gam hỗn hợp bột X gồm MgCO3 và kim loại R có hóa trị không đổi chia làm 2 phần bằng nhau.
- Đốt nóng phần 1 trong không khí, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp các oxit kim loại
- Để hòa tan vừa hết phần 2 cần 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1,2M và H2SO4 0,24M được dung dịch A và có V(lít) khí B bay ra
a) Viết các phương trình
b) Xác định kim loại R và tỷ khối của B so với H2
c) Cho 61,65 gam kim loại Ba vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, lọc được m gam chất rắn F không tan và 500 ml dung dịch E. Tính giá trị của m và nồng độ mol của mỗi chất tan có trong dung dịch E
Câu trả lời tốt nhất
Mỗi phần nặng 15,48 gam gồm MgCO3 (a) và R (b)
—> 84a + bR = 15,48 (1)
Phần 1:
MgCO3 —> MgO + CO2
a………………..a
4R + nO2 —> 2R2On
b…………………….0,5b
—> 40a + 0,5b(2R + 16n) = 15 (2)
nHCl = 0,6 và nH2SO4 = 0,12 —> nH+ = 0,84
MgCO3 + 2H+ —> Mg2+ + CO2 + H2O
a……………2a
2R + 2nH+ —> 2Rn+ + nH2
b………nb
—> 2a + nb = 0,84 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,12; bR = 5,4; nb = 0,6
—> R = 9n
—> n = 3, R = 27: R là Al (0,2 mol)
nH2 = 1,5nAl = 0,3; nCO2 = nMgCO3 = 0,12
—> MB = mB/nB = 14 —> dB/H2 = 7
E gồm Mg2+ (0,12), Al3+ (0,2), Cl- (0,6), SO42- (0,12)
nBa = 0,45 —> nBa2+ = 0,45; nOH- = 0,9
Dễ thấy 2nMg2+ + 3nAl3+ = 0,84 < nOH- < 2nMg2+ + 4nAl3+ = 1,04 nên Mg2+, Al3+ đã kết tủa hết, sau đó Al(OH)3 bị hòa tan trở lại một phần.
F gồm BaSO4 (0,12), Mg(OH)2 (0,12), Al(OH)3 (0,2 – (0,9 – 0,84) = 0,14 mol)
—> mF = 45,84 gam
E chứa BaCl2 (0,3) và Ba(AlO2)2 (0,2 – 0,14)/2 = 0,03 mol)
—> CM BaCl2 = 0,6M và CM Ba(AlO2)2 = 0,06M