Một bình kín V = 10 lít đựng hỗn hợp C2H2 và H2 cùng một ít bột Ni (thể tích không đáng kể) ở t = 31, và áp suất 2 atm. Đốt nóng bình một thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ 0 độ C, áp suất lúc này là P và hỗn hợp khí có d/H2 = 4 (trong cùng điều kiện). Nếu lấy 1/2 lượng khí trong bình cho tác dụng với dung dịch nước Br2 thì làm mất màu 100 gam dung dịch 3,2% (phản ứng hoàn toàn). Nếu lấy 1/2 còn lại cho qua nhiều lần dung dịch HgSO4, chưng lấy phần chất hữu cơ rồi cho tác dụng với dung dịch Ag2O/ NH4OH thu được 1,08 gam kết tủa (hiệu suất 100%)
a) Tính %V của các chất có trong hỗn hợp khí trước và sau khi đốt nóng
b) Tính áp suất P
Câu trả lời tốt nhất
n khí ban đầu = pV/RT = 0,8, gồm C2H2 (a) và H2 (b)
—> a + b = 0,8 (1)
nBr2 = 0,04; nAg = 0,02
nBr2 = nC2H4 + 2nC2H2 dư = 0,04
nC2H2 dư = nCH3CHO = nAg/2 = 0,01
—> nC2H4 = 0,02
nC2H6 = a – (nC2H4 + nC2H2 dư) = a – 0,03
nH2 = b – (nC2H4 + 2nC2H6) = b – 2a + 0,04
—> 0,01.26 + 0,02.28 + 30(a – 0,03) + 2(b – 2a + 0,04) = 8(0,01 + 0,02 + a – 0,03 + b – 2a + 0,04) (2)
(1)(2) —> a = 0,128; b = 0,672
Trước đốt nóng: C2H2 (16%) và H2 (84%)
Sau đốt nóng: C2H2 (1,71%), C2H4 (3,42%), C2H6 (16,78%) và H2 (78,09%)
n = pV/RT —> p = 1,31 atm