Hỗn hợp E chứa 3 axit cacboxylic X, Y, Z đều mạch hở và không phân nhánh (X, Y cùng dãy đồng đẳng kế tiếp, đơn chức). Lấy 0,16 mol E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M trung hòa lượng NaOH còn dư cần dùng 100 ml dung dịch HCl 0,7 M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 24,315 gam muối khan. Mặt khác đốt cháy 37,9 gam E với lượng oxi vừa đủ thu tổng khối lượng CO2 và H2O là 79,5 gam. Phần trăm khối lượng của X (MX < MY) có trong hỗn hợp là:
A. 18,93% B. 31,14% C. 18,99% D. 22,09%
Câu trả lời tốt nhất
Các axit không nhánh nên tối đa 2 chức.
nE = nX + nY + nZ = 0,16
nNaOH = nX + nY + 2nZ + 0,07 = 0,3
—> nX + nY = 0,09; nZ = 0,07
Quy đổi E thành HCOOH (0,09), (COOH)2 (0,07), CH2 (a), H2 (b)
Muối gồm HCOONa (0,09), (COONa)2 (0,07), CH2 (a), H2 (b) và NaCl (0,07)
—> m muối = 14a + 2b + 0,09.68 + 0,07.134 + 0,07.58,5 = 24,315
—> 14a + 2b = 4,72 (1)
—> mE = 14a + 2b + 0,09.46 + 0,07.90 = 15,16
Khi đốt 37,9 (gấp 2,5 lần 15,16) thì thu được mCO2 + mH2O = 79,5
—> Đốt 15,16 gam E thu được:
mCO2 + mH2O = 44(0,09 + 0,07.2 + a) + 18(0,09 + 0,07 + a + b) = 79,5/2,5 (2)
(1)(2) —> a = 0,37; b = -0,23
Đặt k, g là số C=C của axit đơn và đôi.
—> nH2 = -0,09k – 0,07g = -0,23
—> k = 1, g = 2 là nghiệm duy nhất
Đặt k’, g’ là số CH2 của axit đơn và đôi.
—> nCH2 = 0,09k + 0,07g = 0,37
Với k > 2 và g ≥ 2 —> g = 2, k = 23/9 là nghiệm duy nhất.
E gồm C2H3COOH (x), C3H5COOH (y), HOOC-C≡C-COOH (0,07)
—> x + y = 0,09
nCH2 = 2x + 3y + 2.0,07 = 0,37
—> x = 0,04; y = 0,05
—> %C2H3COOH = 19%