Hỗn hợp A gồm Mg và kim loại M hoá trị III, đứng trước hiđrô trong dãy hoạt động hoá học. Hoà tan hoàn toàn 1,275 gam A vào 125ml dung dịch B chứa đồng thời HCl nồng độ C1(M) và H2SO4 nồng độ C2(M). Thấy thoát ra 1400 ml khí H2 (ở đktc) và dung dịch D. Để trung hoà hoàn toàn lượng axit dư trong D cần dùng 50ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sau khi trung hoà dung dịch D còn thu được 0,0375mol một chất rắn không hoà tan trong HCl.
a/ Viết các PTPƯ xảy ra.
b/ Tính C1 và C2 của dung dịch B.
c/ Tìm NTK của kim loại M (AM) và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A đem thí nghiệm.
Biết rằng để hoà tan 1,35 gam M cần dùng không quá 200ml dung dịch HCl 1M
Câu trả lời tốt nhất
Chất rắn không tan trong HCl là BaSO4
—> nBaSO4 = 0,0375
Do nBa(OH)2 = 0,05 —> Gốc SO4 đã bị kết tủa hết —> nH2SO4 = 0,0375
Bảo toàn H của axit (Bị đẩy thành H2 và phần dư bị trung hòa bằng kiềm)
2nH2SO4 + nHCl = 2nH2 + 2nBa(OH)2
—> nHCl = 0,15
Vậy C1 = 0,3 và C2 = 1,2
Trong một TN khác, nM = 1,35/M và nHCl ≤ 0,2
—> 1,35.3/M ≤ 0,2 —> M ≥ 20,25
Đặt a, b là số mol Mg và M
—> mA = 24a + Mb = 1,275 (1)
và 2a + 3b = 2nH2 = 0,125 (2)
12.(2) – (1) —> b(36 – M) = 0,225
Do b > 0 —> M < 36
Vậy 20,25 ≤ M < 36; M hóa trị III —> M = 27: Al
(1)(2) —> a = 0,025 và b = 0,025