Bài 1 : Một hỗn hợp gồm Na,Al,Fe.
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với H2O dư thu được V lít khí.
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với NaOH dư thu được 7/4 V lít khí.
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với HCl dư thu được 9/4 V lít khí.
a/Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b/Nếu vẫn giữ nguyên lượng Al còn thay Na và Fe bằng 1 kim loại hoá trị II với lượng kim loại này bằng một nửa tổng lượng Na và Fe rồi cũng cho tác dụng với HCl dư thì vẫn thu được 9/4 V lít khí (Các V khí đo ở cùng t°,P).Xác định tên kim loại hoá trị II.
Bài 2 : Hoà tan 8 g hai hiđroxit của 2 kim loại kiềm trong nước thành 100ml dung dịch B.
- Trung hoà 10ml dung dịch B bằng CH3COOH và cô cạn dung dịch thu được 1,47 g muối khan.
- 90ml dung dịch B còn lại cho tác dụng với FeCl2 dư thu được 6,48 g kết tủa. Tìm hai kim loại kiềm nếu chúng kế tiếp nhau trong nhóm.
Bài 3 : Hỗn hợp Q nặng 16,6 g gồm Mg, oxit của kim loại A hoá trị III và oxit của kim loại B hoá trị II được hoà tan bằng HCl dư thu được khí X bay lên và dung dịch Y. Dẫn X qua bột CuO nung nóng thu được 3,6 g nước. Làm bay hơi hết nước của dung dịch Y thu được 24,2 g hỗn hợp muối khan. Đem điện phân 1/2 dung dịch Y đến khi kim loại B tách hết ra ở cực âm thì ở cực dương thoát ra 0,71 g khí Cl2.
a/ Xác định 2 kim loại A,B biết B không tan được trong dung dịch HCl,khối lượng mol của B lớn hơn 2 lần khối lượng mol của A.
b/ Tính % khối lượng mỗi chất trong Q.
c/ Nêu tên và ứng dụng của hợp kim chứa chủ yếu 3 kim loại trên trong kĩ nghệ.
3.
nMg = nH2 = nH2O = 0,2
Đặt a, b là số mol A2O3 và BO
a(2A + 48) + b(B + 16) + 0,2.24 = 16,6 (1)
2a(A + 106,5) + b(B + 71) + 0,2.95 = 24,2 (2)
TH1: Nếu A3+ không bị điện phân
—> b = nCl2 = 0,02
Thế B = 2A —> Vô nghiệm
TH2: Nếu A3+ bị điện phân thành A2+
Bảo toàn electron: nA3+ + 2nB2+ = 2nCl2
—> 2a + 2b = 0,04 —> a + b = 0,02 (3)
Lấy (2)-(1) rồi kết hợp (3) —> a =
TH nào tính cũng vô nghiệm, em kiểm tra lại từ chữ của bài 3