Bài tập Cấu tạo nguyên tử (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Phân tử M có công thức YX2, cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố X, Y. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử M bằng 96 hạt. Hạt nhân nguyên tử X,Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm (cột) và ở hai chu kì nhỏ (hàng) liên tiếp. Xác định công thức phân tử.

(Xem giải) Câu 2. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12. Biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z=19), Ca (Z=20), Fe (Z=26), Cu (Z=30)

A. Ca và Al        B. Al và Zn          C. Ca và Cu        D. Ca và Fe

(Xem giải) Câu 3. Một hợp chất B được tạo bởi 1 kim loại hoá trị II và một phi kim hoá trị I. Tổng số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110. Hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ hạt mang điện của kim loại so với phi kim trong B là 2/7.

a) Xác định số hạt p, n, e của các nguyên tố trong B.

b) Xác định tên kim loại và phi kim, tên B.

(Xem giải) Câu 4. Trong 1kg sắt có bao nhiêu gam electron? Cho biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 55,85 gam; 1 nguyên tử sắt có 26 electron.

(Xem giải) Câu 5. Nhôm có 2 đồng vị 26Al và 27Al có tỉ lệ nguyên tử tương ứng lượt là 1:4

a. Xác định nguyên tử khối trung bình của Al.

b. Trong hợp chất Al2X3 có chứa 2 đồng vị trên, trong đó đồng vị 27Al chiếm 28,915% về khối lượng. Xác định công thức của Al2X3.

(Xem giải) Câu 5. Cho 1 dung dịch chứa 8,19 gam muối NaX tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 thu được 20,09 gam kết tủa.

a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X

b. X có 2 đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lần số nguyên tử của đồng vị hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 nơtron. Tìm số khối mỗi đồng vị

(Xem giải) Câu 6. A là nguyên tố mà nguyên tử có lớp e ngoài cùng là 3p. B là nguyên tố mà nguyên tử cũng có phân lớp 3p, hai phân lớp cách nhau 1e. B có 2e ở lớp ngoài cùng. Xác định số hiệu nguyên tử của A và B. Nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập H2SO4 (Phần 1)

(Xem giải) Câu 7. Nguyên tố X có 3 đồng vị, đồng vị 1 (92,3%), đồng vị 2 (4,7%), còn lại là đồng vị 3. Tồng số khối của 3 đồng vị là 87. Tổng khối lượng của 200 nguyên tử X là 5621,4. Số nơtron trong đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 1 đơn vị. Trong đồng vị 1  có số proton bằng nơtron. Định tên nguyên tố X và tìm số nơtron trong mỗi đồng vị

(Xem giải) Câu 8. Một nguyên tố R có 2 đồng vị X và Y, tỉ lệ số nguyên tử X:Y = 45:455. Tổng số phần tử trong nguyên tử của X bằng 32 và nhiều hơn tổng số phần tử trong Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính nguyên tử khối trung bình của R.

(Xem giải) Câu 9. Một nguyên tử X có tổng số hạt là 126, trong đó số nơtron nhiều hơn số proton là 12 hạt?

a. Tìm số proton, số electron, và số khối của X

b. Nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z. Hiệu số nơtron của Y và X gấp 2 lần số proton của nguyên tử hidro. Số khối của X bằng trung bình cộng số khối của Y và Z. Tính số khối của Y và Z?

(Xem giải) Câu 10. Một hợp chất Z tạo bởi 2 nguyên tố M và R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng, trong hạt nhân nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt còn trong hạt nhân R có số prôton bằng số nơtron, tổng số hạt proton trong Z là 84 và a + b = 4. Tìm CTPT của Z.

(Xem giải) Câu 11. Cho một kim loại M tác dụng vừa đủ vói 4,032 lít khí Cl2 (đktc) thu được 16,02 gam MCl3.

a) Xác định khối lượng nguyên tử kim loại M.

b) Xác định khối lượng riêng trung bình của M? Suy ra tỷ lệ % về thể tích chiếm bởi các nguyên tử so với thể tích tinh thể. Biết M có R = 1,43.10^-8 cm; d thực= 2,7 g/cm3

(Xem giải) Câu 12. Nguyên tử kẽm có bán kính là r = 1,35.10^−10m, có khối lượng nguyên tử là 65u.
a) Tìm khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r=2.10^−15m. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.

(Xem giải) Câu 13. Ba nguyên tố X, Y, Z có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 16. Hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 1. Tổng số e trong ion [X3Y]- là 32. Cation A+ được tạo nên từ 2 nguyên tố Y và Z. Biết tổng số p của A+ là 11. Xác định công thức của A

(Xem giải) Câu 14. Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y3-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Tổng số p trong X+ là 11, trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị. Xác định công thức và gọi tên M. Mô tả bản chất liên kết trong M.

Bạn đã xem chưa:  Halogen và hợp chất (Phần 3)

(Xem giải) Câu 15. X và Y là 2 nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng là 3s1 và 4s1. X có 12 nơtron, Y có 20 nơtron.
(1) Viết cấu hình electron đầy đủ của X,Y. Xác định tên của hai nguyên tố X,Y.
(2) Cho 6,2g hỗn hợp X,Y vào H2O, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần phần trăm của X,Y về khối lượng trong hỗn hợp ban đầu?

(Xem giải) Câu 16. Một oxit của nguyên tố R có % về khối lượng của R là 43,66%. Tích số khối lượng của R và oxi trong oxit là 4960.

a. Định công thức oxit

b. Hòa tan 3,55 gam oxit này vào 16,05g nước. Tính C% của dung dịch sau cùng.

(Xem giải) Câu 17. X thuộc nhóm VIA. Trong hợp chất khí với H chứa 5,88% H về khối lượng.

a. Định tên nguyên tố X.

b. Cho 7,2 gam oxit cao nhất của X tác dụng vừa đủ với 9g dung dịch NaOH. Tính C% của dung dịch NaOH và của muối thu được.

(Xem giải) Câu 18. Nguyên tố R có hoá trị cao nhất đối với oxi là 6. Trong công thức oxit cao nhất %O nhiều hơn %R là 20%

a/ Định tên & viết cấu hình e của R

b/ Viết công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit

(Xem giải) Câu 19. X thuộc nhóm VIIA, oxit cao nhất của X có khối lượng phân tử bằng 183u.

a. Xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố X.

b. Y thuộc kim loại hóa trị III. Cho Y tác dụng hết 1,344 lít khí X (đkc) thì thu được 5,34 gam muối. Xác định kim loại Y.

(Xem giải) Câu 20. Nguyên tố R tạo hợp chất oxi cao nhất có công thức RO2. Trong hợp chất khí với hidro R chiếm 87,5% về khối lượng.

a. Xác định nguyên tử lượng của R, vị trí R trong bảng TH

b. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hợp chất khí với hidro của R thu được ôxit cao nhất và 1,08 gam hơi H2O. Tính thể tích oxi cần dùng ở đktc

(Xem giải) Câu 21. Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó có tônge số proton của các nguyên tử bằng 77, xác định công thức phântử MXa.

(Xem giải) Câu 22. Có hợp chất M2X3. Trong đó M chiếm 36,84% khối lượng. Trong hạt nhân M và X có số p bằng số n. Tổng số p trong M2X3 là 38. Xác định công thức M2X3.

(Xem giải) Câu 23. Hai nguyên tố A, B tạo thành hợp chất X. Khi đốt nóng đến 800°C, hợp chất X tạo ra đơn chất A. Số electron hoá trị trong nguyên tử nguyên tố A bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố B. Số electron hoá trị trong nguyên tử nguyên tố B bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố A, điện tích hạt nhân nguyên tử của B gấp 7 lần của A. Xác định A, B và công thức phân tử hợp chất X.

Bạn đã xem chưa:  Liên kết hóa học (Phần 2)

(Xem giải) Câu 24. Nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4s2
a) Hỏi X thuộc nhóm A hay nhóm B? Tại sao?
b) Hãy chọn nguyên tố X có tất cả các phân lớp bão hòa và thỏa mãn các điều kiện sau:
X + O2 → X1
X1 + dung dịch HCl → muối + H2O
X1 + dung dịch NaOH → muối + H2O
X + AgNO3 → muối + Ag

(Xem giải) Câu 25. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số p và n nhỏ hơn 35; có tổng số oxi hoá dương cao nhất và hai lần số oxi hoá thấp nhất là -1. Tìm X. Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn.

(Xem giải) Câu 26. Cho nguyên tố X là một phi kim. Hợp chất khí với H của X là A và oxit cao nhất của X là B. Tỉ khối của A đối với B là 0,425.
a) Xác định nguyên tố X
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A và B

(Xem giải) Câu 27. Một chất A có công thức MXOm. Tổng số hạt proton trong một phân tử A tử 78. trong một ion XOm- có số hạt electron bằng 41,03% tổng số hạt electron trong một phân tử A. Nguyên tố X thuộc chu kỳ 2. Tìm công thức chất A.

(Xem giải) Câu 28. Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 3s2, 3p4, 3p6 là nguyên tử hay ion? Tại sao? Hãy dẫn ra một phản ứng hóa học (nếu có) để minh họa tính chất hóa học đặc trưng của mỗi vi hạt.

(Xem giải) Câu 29. Một hợp chất vô cơ có công thức XY2 có tổng số proton trong phân tử là 38. X chiếm tỉ lệ về khối lượng là 15,79%. Trong hạt nhân của mỗi nguyên tử X,Y số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.
a) Xác định X,Y và so sánh tính phi kim của X,Y.
b) Đốt cháy hoàn toàn XY2 với một lượng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Z có 2 khí. Bằng phương pháp nào có thể tách lấy khí có phân tử khối nhỏ hơn ra khỏi hỗn hợp Z.

(Xem giải) Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng

A. X2Y.          B. XY3.          C. X2Y3.          D. X3Y2.

4
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Quyet Do dai hoc

Ad có bài tập liên quan đến số lượng tử không ạ?

Nguyen Thi Hong Hoa

em hông tải được

dangthaiht1992

cái này không có bản dow à ad ơi

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!