Hỗn hợp A gồm 3 kim loại: K, Al, Fe được chia thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1 cho tác dụng với nước dư thu được 4,48 lít khí.
Phần 2 tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 7,84 lít khí.
Phần 3 hoà tan hoàn toàn trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 1,2M thu được 10,08 lít khí và dung dịch B.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A (Cho các khí đều đo ở đktc).
b. Cho dung dịch B tác dụng với 240 gam dung dịch NaOH 20%. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính giá trị m? (giả sử các muối tạo kết tủa đồng thời với NaOH).
Câu trả lời tốt nhất
nH2SO4 = 0,6 > nH2 = 0,45 nên H2SO4 còn dư.
K tác dụng hết ở cả 3 phần, Fe không phản ứng ở phần 1 + phần 2.
Phần 2 thu được nhiều khí hơn phần 1 —> Phần 1 Al không tan hết, phần 2 Al tan hết.
Đặt a, b, c là số mol K, Al, Fe trong mỗi phần.
Phần 1: nH2 = 0,5a + 1,5a = 0,2
Phần 2: nH2 = 0,5a + 1,5b = 0,35
Phần 3: nH2 = 0,5a + 1,5b + c = 0,45
—> a = 0,1; b = 0,2; c = 0,1
—> K (26,17%), Al (36,25%), Fe (37,58%)
Phần 3 chứa Al3+ (0,2), Fe2+ (0,1), K+ (0,1), SO42- (0,6) và H+ dư
nNaOH = 240.20%/40 = 1,2 —> Dung dịch sau phản ứng chứa Na+ (1,2), K+ (0,1), SO42- (0,6), bảo toàn điện tích —> nAlO2- = 0,1
—> Kết tủa gồm Al(OH)3 (0,2 – 0,1 = 0,1) và Fe(OH)2 (0,1)
Nung trong không khí thu được Al2O3 (0,05), Fe2O3 (0,05)
—> m = 13,1