Neo Pentan

281) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.
282) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.
283) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
284) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom (III).
285) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
286) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
287) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
288) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
289) Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit.
290) Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.
291) CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.
292) Hỗn hợp gồm FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
293) Hỗn hợp gồm Ag và Cu có thể tan hết trong dung dịch HNO3 đặc.
294) Hỗn hợp gồm BaO và Al2O3 có thể tan hết trong H2O.
295) Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
296) Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
297) Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
298) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
299) Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3- ) và ion amoni (NH4+).
300) Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2.
301) CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu.
302) Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
303) Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
304) Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
305) Trong các dung dịch: HCl, H2SO4, H2S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H2S có pH lớn nhất.
306) Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh
307) Dung dịch Na2CO3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng
308) Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng.
309) Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
310) Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.
311) Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.
312) Crom(VI) oxit là oxit bazơ.
313) Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép
314) Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
315) Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép
316) Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép
317) Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
318) Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat
319) Phản ứng nhị hợp axetilen thành vinylaxetilen không phải là phản ứng oxi hóa khử.
320) Để phân biệt phenol và ancol benzylic ta cho các chất phản ứng với dung dịch brom.

Neo Pentan đã hỏi