Neo Pentan

401) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
402) Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ.
403) Thuỷ phân hoàn toàn protein đơn giản bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các amino axit.
404) Phân tử khối của một amino axit (gồm một chức -NH2 và một chức -COOH) luôn luôn là số lẻ.
405) Các amino axit đều tan trong nước.
406) dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
407) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 .
408) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
409) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
410) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
411) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
412) Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
413) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
414) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
415) Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
416) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
417) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím
418) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
419) Polime không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết giữa các phân tử lớn.
420) Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định do polime là hỗn hợp nhiều phân tử có khối lượng phân tử khác nhau.
421) Các polime không bị hoà tan trong bất kì chất nào.
422) Các polime có cấu trúc mạch thẳng thường có tính đàn hồi, mềm, dai.
423) Những polime có cấu trúc mạng không gian thường có tính bền cơ học cao, chịu được ma sát, va chạm.
424) Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
425) Phân tử polime do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
426) Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một.
427) Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hoá khi đun nóng.
428) Cao su lưu hoá là polime thiên nhiên của isopren.
429) Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp.
430) Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi xenlulozơ.
431) Tơ hoá học gồm hai loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
432) Bản chất cấu tạo hoá học của sợi bông là xenlulozơ.
433) Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protein.
434) Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit.
435) Quần áo nilon, len, tơ tằm giặt được với xà phòng có độ kiềm cao.
436) Len và tơ tằm có bản chất protein
437) Sợi bông, tơ visco, tơ axetat đều có bản chất là xenlulozo
438) Tơ Capron có thể điều chế bằng pư trùng hợp hoặc pư trùng ngưng
439) Nên giặt quần áo bằng nilon, len, tơ tằm bằng nước nóng hoặc xà phòng có độ kiềm cao
440) Phân biệt tơ nhân tạo và tơ thiên nhiên bằng cách đốt. Tơ tự nhiên cho mùi khét.

Neo Pentan sửa câu hỏi