Cho 8,1g muối A vào V lít dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch B chứa NaOH dư và 5,88g kết tủa là hidroxit của kim loại hóa trị II không đổi . Mặt khác cũng cho 8,1 g muối A vào 0,14 lít dung dịch AgNO3 18/7M thu được dung dịch E có chứa AgNO3 dư và 17,22 g kết tủa là muối của Ag với phi kim hóa trị I. Nhúng thanh kim loại M hóa trị III vào dung dịch E sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch F. Khối lượng thanh M sau khi lấy ra cân lại thấy tăng lên so với ban đầu là 26,25 g. Cho dung dịch B vào dung dịch F thu được 6,24 g kết tủa và dung dịch Y.
- Xác định công thức hóa học của muối A và kim loại M
- Tính CM dung dịch Y
A là RX2
Với NaOH: nRX2 = (8,1 – 5,88)/(2X – 17.2) = 1,11/(X – 17)
—> nAgX = 2,22/(X – 17)
—> mAgX = (X + 108).2,22/(X – 17) = 17,22
—> X = 35,5: X là Cl
nRCl2 = 0,06 —> MA = R + 71 = 8,1/0,06
—> R = 64: R là Cu
A là CuCl2 (0,06 mol)
nAgNO3 ban đầu = 0,36; nAgNO3 phản ứng = 0,12
—> E chứa Cu(NO3)2 (0,06) và AgNO3 (0,24)
nM phản ứng = (0,06.2 + 0,24)/3 = 0,12
—> 0,06.64 + 0,24.108 – 0,12M = 26,25
—> M =
Số lẻ.