Nêu và giải thích hiện tượng (nếu có) trong các trường hợp sau bằng kiến thức hóa học:
a. Cho ánh sáng chiếu vào dung dịch axit nitric đặc.
b. Để dung dịch ancol etylic (rượu) tiếp xúc với không khí lâu ngày.
c. Để dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí.
d. Ngâm bình chứa khí nito đioxit vào chậu nước đá.
e. Đổ dung dịch NaOH đặc (xút đặc) vào đường ống dẫn nước thải bị tắc từ các chậu rửa bát do dầu mỡ nấu ăn dư thừa. Ngâm một thời gian, đường ống sẽ hết tắc.
f. Sau cơn mưa rào, có kèm theo sấm, sét, cây cối trở nên xanh tốt hơn và không khí trong lành hơn.
g. Có 3 cốc đựng hóa chất: Cốc 1 đựng dung dịch axit sunfuric đặc; cốc 2 đựng dung dịch axit clohidric đặc; cốc 3 đựng dung dịch natri hidroxit đặc. Ban đầu, khối lượng của 3 cốc đều bằng m gam. Để yên 3 cốc trong phòng thí nghiệm vài ngày sau thì khối lượng của cốc 1; cốc 2 và cốc 3 lần lượt là m1 gam; m2 gam và m3 gam. So sánh giá trị m với m1, m2, m3 và giải thích.
Câu trả lời tốt nhất
a. Dung dịch HNO3 có màu vàng do HNO3 bị phân hủy, tạo NO2 tan trong dung dịch:
HNO3 —> NO2 + O2 + H2O
b. Rượu bị chua do bị oxi hóa thành giấm:
C2H5OH + O2 —> CH3COOH
c. Có vẩn đục màu vàng:
H2S + O2 —> S + H2O
d. Mầu nâu đỏ nhạt dần do cân bằng 2NO2 ⇌ N2O4 có chiều thuận tỏa nhiệt.
e. Dầu mỡ bị thủy phân tạo các chất đơn giản, dễ tan và bị rửa trôi:
(RCOO)3C3H5 + NaOH —> RCOONa + C3H5(OH)3
f. Do có lượng đạm tạo thành nhờ tia sét: N2 —> NO —> NO2 —> HNO3
Không khí trong lành do có O3 tạo thành nhờ tia sét (O2 —> O3). Ngoài ra nước mưa cũng cuốn theo bụi bẩn từ không khí và rơi xuống.
g. m3 > m1 > m > m2 do NaOH đặc háo nước, đồng thời hấp thụ được CO2 từ không khí; H2SO4 đặc háo nước mạnh; còn HCl đặc thì bay hơi làm khối lượng giảm