Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.
a) Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử?
b) Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số 8 nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?
c) So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Mô hình Rutherford – Bohr miêu tả chuyển động của electron xung quanh hạt nhân giống như chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời, vì vậy mô hình Rutherford – Bohr được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử.
(b) Trong mỗi AOp, xác suất tìm thấy electron là 90%, mỗi AOp có 2 thùy giống hệt nhau, vậy xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là 45%.
(c)
Giống nhau về cấu tạo nguyên tử, gồm:
+ Hạt nhân chứa các hạt proton mang điện dương và hạt neutron không mang điện.
+ Lớp vỏ chứa hạt electron mang điện âm và chuyển động xung quanh hạt nhân.
Khác nhau về miêu tả chuyển động của các electron:
+ Mô hình Rutherford – Bohr miêu tả chuyển động của electron xung quanh hạt nhân theo các quỹ đạo xác định giống như chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời
+ Mô hình hiện đại miêu tả chuyển động của electron xung quanh hạt nhân không theo các quỹ đạo xác định. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân với xác xuất tìm thấy khác nhau tạo nên hình ảnh của đám mây.