Giản đồ hình bên mô tả sự biến đổi độ tan trong nước của một số chất theo nhiệt độ.
a) Ở nhiệt độ phòng, chất nào tan ít nhất, chất nào tan nhiều nhất?
b) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất nào giảm? Giải thích.
c) Chất nào có độ tan ít phụ thuộc vào nhiệt độ nhất, chất nào có độ tan thay đổi nhiều nhất theo nhiệt độ?
d) Người ta dựa vào sự khác nhau về độ tan trong nước theo nhiệt độ của NaCl và KCl để tách riêng từng chất ra khỏi quặng xinvinit (NaCl.KCl). Nêu cách làm.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Ở nhiệt độ phòng (25°C), KClO3 tan ít nhất (S = 10 gam/100 gam H2O), KI tan nhiều nhất (S = 150 gam/100 gam H2O).
(b) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của NH3 giảm vì NH3 là chất khí ở điều kiện thường, khi nhiệt độ tăng chuyển động nhiệt của các phân tử tăng mạch và có xu hướng thắng được lực hút của các phân tử dung môi để thoát ra ngoài thành dạng khí.
(c) NaCl có độ tan ít phụ thuộc vào nhiệt độ nhất (đường độ tan đi ngang), KNO3 có độ tan thay đổi nhiều nhất theo nhiệt độ (đường độ tan có độ dốc rất lớn).
(d) Cách tách NaCl và KCl ra khỏi quặng xinvinit:
– Hòa tan quặng xinvinit vào dung dịch NaCl nóng, bão hòa: KCl tan, NaCl không tan.
– Để nguội thu được KCl kết tinh có lẫn lượng nhỏ NaCl kết tinh theo (do độ tan của NaCl ít ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên để nguội cũng kết tinh rất ít).
– Lấy KCl lẫn một ít NaCl ở trên cho tiếp vào dung dịch NaCl nóng, bão hòa… cứ làm như vậy nhiều lần NaCl sẽ bị rửa sạch và thu được KCl có độ tinh khiết nhất định. Cô cạn phần dung dịch còn lại sẽ thu được NaCl.