Có hai cốc A và B. Đặt hai cốc lên hai đĩa cân, cân thăng bằng. Cho 69 gam K2CO3 vào cốc A, cho 85 gam AgNO3 vào cốc B. Tiếp tục cho 150 gam dung dịch H2SO4 19,6 % vào cốc A và cho 140 gam dung dịch HCl 36,5 % vào cốc B.
- Hỏi phải cho thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay B) để cân trở lại vị trí thăng bằng ?
- Sau khi cân thăng bằng, lấy 1/2 dung dịch trong cốc B cho vào cốc A. Hỏi cần bao nhiêu gam nước thêm vào cốc B để cân thăng bằng.
Câu trả lời tốt nhất
(1)
Cốc A:
K2CO3 + H2SO4 —> K2SO4 + CO2 + H2O
nK2CO3 = 0,5, nH2SO4 = 150.19,6%/98 = 0,3
—> nCO2 = 0,3
m chất trong cốc A = 69 + 150 – 0,3.44 = 205,8
Cốc B:
AgNO3 + HCl —> AgCl + HNO3
m chất trong cốc B = 85 + 140 = 225
—> Phải thêm H2O vào cốc A để cân thăng bằng, lượng H2O cần thêm = 225 – 205,8 = 19,2 gam
(2)
Cốc B:
Ban đầu: nAgNO3 = 0,5; nHCl = 1,4 —> nAgCl = 0,5; nHNO3 = 0,5; nHCl dư = 0,9
Dung dịch cốc B nặng 225 – 0,5.143,5 = 153,25
—> Một nửa dung dịch cốc B nặng 153,25/2 = 76,625 gam, chứa HNO3 (0,25) và HCl (0,45)
Chuyển nửa này sang bên A thì m chất cốc B = 225 – 76,625 = 148,375
Cốc A chứa K2CO3 (0,2), K2SO4 (0,3) —> nCO2 = 0,2
m chất cốc A = 225 + 76,625 – 0,2.44 = 292,825
mH2O cần thêm vào cốc B để cân thăng bằng = 292,825 – 148,375 = 144,45