Pottasium alum là muối sulfate kép của potassium và aluminium, tên Việt Nam gọi là “phèn chua”. Công thức hóa học của nó là KAl(SO4)2 và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2.12H2O. Phèn chua đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hoặc hơi đục.
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 94,8 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 350ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.111,425 B. 56,375 C. 85,5 D. 48,575
Câu 2. Ở miền Trung thường xuyên bị mưa bão khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân sẽ bị đục và ảnh hưởng đến chất lượng. Người dân thường dùng phèn chua làm trong nước sinh hoạt để sử dụng. Phương trình hóa học giải thích cho việc làm đó là
A. Al3++ 3H2O → Al(OH)3↓ +3H+ C. SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2OH-
B. K+ + H2O → KOH + H+ D. 2K+ +SO42- → K2SO4
Câu 3. Phèn chua được sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải vì sinh ra tác nhân X bị vải hấp thụ giữ chặt trên bề mặt sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo nên màu bền. X là chất hay ion nào sau đây?
A. Ion K+. B. Al(OH)3 do Al3+ thủy phân ra.
B. Ion SO42-. D. Ion H+ do Al3+ thủy phân ra.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
nKAl(SO4)2.12H2O = 0,2; nNaOH = 0,35; nBa(OH)2 = 0,175
nSO42- = 0,4 và nBa2+ = 0,175 —> nBaSO4 = 0,175
nOH- = 0,7 và nAl3+ = 0,2 —> nAl(OH)3 = 0,1
—> m↓ = 48,575
Câu 2.
Phương trình hóa học A giải thích cho việc làm đó: Kết tủa Al(OH)3 ở dạng keo sẽ kết dính các chất bẩn lơ lửng thành khối và lắng xuống.
Phản ứng thủy phân Al3+ là thuận nghịch (trên đề em ghi 1 chiều không rõ là do em ghi hay đề cho sẵn như vậy).
Câu 3.
Chọn B, các ion đều dễ bị rửa trôi khi vải tiếp xúc với H2O nên Al(OH)3 bị vải hấp thụ giữ chặt trên bề mặt sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo nên màu bền