A là hỗn hợp gồm Mg và Al và B là dung dịch Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1,5M. Cho 10,2 gam A tác dụng với V lít dung dịch B. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch C (không màu) và 47,9 gam chất rắn D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lọc lấy kết tủa, đem nung tới khối lượng không đổi thì thu được 8 gam oxit.
a. Tính % khối lượng của Mg, Al trong hỗn hợp A.
b. Tìm V.
c. Cho toàn bộ lượng chất rắn D vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Toàn bộ lượng khí SO2 hấp thụ vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M và NaOH 3M. Tìm khối lượng kết tủa và nồng độ mol/l của dung dịch thu được.
Câu trả lời tốt nhất
(a)
C không màu nên Cu(NO3)2 đã hết
NaOH dư nên kết tủa chỉ có Mg(OH)2
nMg = nMgO = 8/40 = 0,2
—> %Mg = 47,06% và %Al = 100% – %Mg = 52,94%
(b)
nAl ban đầu = (mA – mMg)/27 = 0,2
nCu(NO3)2 = V, nAgNO3 = 1,5V, nAl phản ứng = x
mD = 64V + 108.1,5V + 27(0,2 – x) = 47,9
Bảo toàn electron: 2V + 1,5V = 0,2.2 + 3x
—> V = 0,2; x = 0,1
(c)
D gồm Cu (0,2), Ag (0,3), Al dư (0,1)
Bảo toàn electron: 2nSO2 = 2nCu + nAg + 3nAl dư
—> nSO2 = 0,5
nCa(OH)2 = 0,15; nNaOH = 0,9 —> nOH- = 1,2 > 2nSO2 nên OH- còn dư
Kết tủa là CaSO3 (0,15) —> m = 18 gam
Dung dịch thu được chứa Na2SO3 (0,35) và NaOH dư (0,2)
—> Na2SO3 (7/6 M) và NaOH (2/3 M)