Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, uế, sát trùng, xử lí nước thải,… Hiện nay, nhiều lò nung vôi thủ công hoạt động tự phát, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ở các lò nung vôi công nghiệp, quá trình kiểm soát phát thải ô nhiễm được thực hiện chặt chẽ hơn. Một lò nung vôi công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu. Giả thiết:
– Đá vôi chỉ chứa CaCO3 và để phân hủy 1 kg đá vôi cần cung cấp một nhiệt lượng là 1800 kJ.
– Đốt cháy 1 kg than đá giải phóng một nhiệt lượng là 27000 kJ và có 50% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi.
– Than đá chứa 1% sulfur (ở dạng hợp chất như FeS2, CaSO4, CxHySH,…) về khối lượng, 80% lượng sulfur bị đốt cháy tạo thành SO2 và 1,6% lượng SO2 sinh ra phát thải vào khí quyển.
– Công suất của lò nung vôi là 420 tấn vôi sống/ngày.
– Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Khối lượng than đá mà lò nung vôi trên đã sử dụng mỗi ngày là 100 tấn.
b) Phản ứng nhiệt phân đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
c) Khối lượng đá vôi mà lò nung vôi trên sử dụng mỗi ngày là 750 tấn.
d) Giả thiết toàn bộ lượng SO2 thoát ra từ lò nung vôi trên trong 30 ngày chuyển hết thành sufuric acid trong nước mưa với nồng độ H2SO4 là 2.10^-5 M. Khi toàn bộ lượng nước mưa này rơi trên một vùng đất rộng 60 km² thì tạo ra một cơn mưa acid với lượng mưa trung bình là 10 mm.
Các phép tính chỉ làm tròn ở bước tính cuối cùng và kết quả làm tròn đến hàng phần đơn vị.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng: CaCO3 —> CaO + CO2
Trong 1 ngày: mCaO = 420 —> mCaCO3 = 420.100/56 = 750 tấn
Bảo toàn năng lượng khi nung:
(m than).27000.50% = 750.1800
—> m than = 100 tấn
(b) Sai, phản ứng nhiệt phân đá vôi thu nhiệt, và nhiệt này được cung cấp bởi phản ứng đốt cháy than.
(c) Đúng (như tính ở trên).
(d) Đúng
Trong 30 ngày đã phát thải:
nSO2 = nS cháy tạo SO2 = 30.100.1%.80%.1,6%/32 = 0,012 (triệu mol)
—> nH2SO4 = 0,012 (triệu mol)
V nước mưa = 0,012/(2.10^-5) = 600 (triệu L) = 600000 m³
Diện tích 60 km² = 6.10^7 m²
Lượng mưa = 600000/(6.10^7) = 0,01m = 10 mm