Salicin là một thuốc chống viêm được sản xuất từ vỏ cây liễu. Salicin có cấu tạo như bên.
Về mặt hóa học, salicin có quan hệ gần gũi với aspirin và cũng có tác dụng tương tự trên cơ thể người. Salicin được chuyển hóa thành salicylic acid qua 2 phản ứng sau:
Giả sử hiệu suất chuyển hóa của mỗi giai đoạn là 70%. Từ 1,0 tấn salicin (chứa 25% tạp chất trơ) người ta điều chế được m kg salicylic acid theo quy trình trên. Tính giá trị của m.
Câu 2. Cho hiệu suất chuyển hóa của cả quá trình là 80%.
a. Công thức phân tử của salicin là C13H16O7.
b. Nếu dùng 143 gam salicin thì sẽ chuyển hóa thành 69 gam salicylic acid.
c. Salicin phản ứng được với CH3OH khi có mặt HCl khan.
d. Cấu tạo glucose trong salicin là dạng β-glucose.
Câu trả lời tốt nhất
C13H18O7 (salicin) → C7H6O3 (salicylic acid)
mC7H6O3 = 1000.75%.70%.70%.138/286 = 177,3 kg
Câu 2.
(a) Sai, salicin có công thức phân tử là C13H18O7.
(b) Sai:
C13H18O7 (salicin) → C7H6O3 (salicylic acid)
mC7H6O3 = 143.80%.138/286 = 55,2 kg
(c) Sai, salicin không còn nhóm -OH hemiacetal nên không phản ứng được với CH3OH khi có mặt HCl khan.
(d) Đúng