Một học sinh tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự tạo thành phức chất, phản ứng của phức chất iron(III), ghi lại hiện tượng quan sát được và đưa ra những nhận định như sau:
• Bước 1: Hòa tan iron(III) sulfate vào ống nghiệm chứa nước thu được dung dịch màu vàng nâu. Sau một thời gian, thấy có kết tủa màu nâu đỏ trong ống nghiệm.
• Bước 2: Lọc bỏ kết tủa, thêm KSCN (potassium thiocyanate) vào nước lọc thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ máu của các phức chất bát diện chứa từ 1 đến 6 phối tử SCN-.
• Bước 3: Thêm tiếp dung dịch KF dư vào ống nghiệm thấy dung dịch nhạt màu dần và mất màu do tạo phức chất [FeF6]3-.
a) Kết tủa xuất hiện ở Bước 1 là do sự thủy phân phức aqua của ion Fe3+.
b) Các phức chất được tạo thành ở Bước 2 đều có điện tích âm.
c) Ở Bước 3 chỉ xảy ra phản ứng thay thế phối tử SCN- bằng phối tử F-.
d) Ở Bước 1 có quá trình hình thành phức chất aqua của ion kim loại.
Câu trả lời tốt nhất
(a)(d) Đúng
Fe3+ + 6H2O —> [Fe(H2O)6]3+
[Fe(H2O)6]3+ —> Fe(OH)3↓ + 3H+ + 3H2O
(b) Sai, không phải các phức chất được tạo thành ở Bước 2 đều có điện tích âm. Các phức chất tạo ra là:
[Fe(SCN)]2+; [Fe(SCN)2]+; [Fe(SCN)3]; [Fe(SCN)4]-; [Fe(SCN)5]2-; [Fe(SCN)6]3-.
(c) Sai, bước 3 không những thay thế phối tử SCN- bằng F- mà còn tăng số phối tử lên tối đa (do KF dư) và tạo phức [FeF6]3-.