Neo Pentan

Một nhóm học sinh tìm hiểu về đặc điểm và tính chất giặt rửa của xà phòng. Giả thuyết của nhóm học sinh là “xà phòng làm tăng khả năng hoà tan các vết bẩn trong mọi loại nước”. Để kiểm tra giả thuyết trên, nhóm học sinh đã thực hiện thí nghiệm như sau:
– Lấy 3 ống nghiệm được đánh số thứ tự từ 1 đến 3.
– Ống nghiệm (1): cho 3 mL nước cất và vài giọt dầu ô-liu (RCOO)3C3H5 vào, lắc mạnh, để yên thấy dầu ô-liu không tan, nổi lên trên mặt nước.
– Ống nghiệm (2): cho 3 mL dung dịch xà phòng sodium RCOONa và vài giọt dầu ô-liu (RCOO)3C3H5 vào, lắc mạnh, để yên thấy hỗn hợp chuyển thành nhũ tương bền màu trắng như sữa.
– Ống nghiệm (3): cho 3 mL dung dịch xà phòng sodium RCOONa và 1 mL dung dịch CaCl2 5%, thấy xuất hiện hợp chất không tan trong nước, nổi trên mặt dung dịch.
a) Xà phòng có khả năng làm tăng sức căng bề mặt của các giọt dầu ô-liu.
b) Dầu ô-liu không rửa sạch được bằng nước mà cần chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt.
c) Hợp chất không tan trong nước, nổi trên mặt dung dịch là (RCOO)2Ca (s), theo phương trình
2RCOONa(aq) + CaCl2(aq) → (RCOO)2Ca(s) + 2NaCl(aq).
d) Không nên dùng xà phòng để giặt rửa với nước cứng.

Neo Pentan chọn trả lời