Chuẩn độ muối Fe(ll) bằng dung dịch thuốc tím KMnO4.
Chuẩn bị:
Hoá chất: các dung dịch: KMnO4 C1 (M), H2SO4 10%, FeSO4 C2 (M).
Dụng cụ: pipette 5 mL, burette 25 mL, bình tam giác 100 mL, ống đong 10 mL, bình tia nước cất, giá đỡ, kẹp càng cua.
Cách tiến hành:
– Dùng pipette lấy V1 mL dung dịch FeSO4 cho vào bình tam giác; dùng ống đong lấy thêm vào bình tam giác V1 mL dung dịch H2SO4 10%.
– Cho dung dịch KMnO4 vào burette, điều chỉnh thể tích dung dịch trong burette về mức 0. Mở khoá burette, nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 xuống bình tam giác, lắc đều.
a) Phản ứng chuẩn độ là KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + Fe2(SO4)3 + H2O với tổng hệ số tối giản của các chất trong phương trình phản ứng là 36.
b) Khi dung dịch trong bình tam giác xuất hiện màu hồng bền trong khoảng 20 giây thì dừng chuẩn độ, ghi lại thể tích dung dịch KMnO4 là V2. Tiến hành chuẩn độ 3 lần.
c) Có thể thực hiện phép chuẩn độ trên bằng cách đựng dung dịch KMnO4 ở bình tam giác và dung dịch FeSO4 trong môi trường acid ở burette cũng cho kết quả tương tự.
d) Cần xác định hàm lượng nguyên tố sắt trong một viên thuốc bổ sung sắt bằng dung dịch KMnO4. Viên thuốc nặng 250 mg chứa nguyên tố sắt (iron) chỉ ở dạng muối Fe(II) cùng một số chất khác. Kết quả kiểm nghiệm thấy lượng Fe(II) trong viên này phản ứng vừa đủ với 10,0 mL dung dịch KMnO4 0,04 M. Phần trăm khối lượng của nguyên tố sắt trong viên thuốc trên là 44,8%.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O
—> Tổng hệ số là 36.
(b) Đúng
(c) Sai, nếu làm ngược lại như vậy thì điểm kết thúc là thời điểm màu tím biến mất. Tuy nhiên KMnO4 giảm dần và màu tím nhạt dần nên khó phát hiện chính xác thời điểm màu tím biến mất dẫn đến sai số lớn.
(d) Đúng
nFe2+ = 5nMnO4- = 5.10.0,04 = 2 mmol
—> %Fe2+ = 2.56/250 = 44,8%