Nguy cơ ngộ độc chì (Pb2+) có thể xảy ra khi tiếp xúc với mỹ phẩm, thực phẩm kém chất lượng hoặc làm việc trong môi trường có hàm lượng chì cao… Trong cơ thể, mức độ độc hại của chì có thể được giảm nhờ sử dụng phối tử EDTA4- để tạo phức [Pb(EDTA)]2- rất bền và được thận bài tiết. Phối tử EDTA4- thường được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch dung dịch Na2[Ca(EDTA)], khi đó trong mạch máu xảy ra quá trình:
[Ca(EDTA)]2- + Pb2+ → [Pb(EDTA)]2− + Ca2+
Biết phức [Ca(EDTA)]2- tương đối kém bền, sự trao đổi calcium với chì chủ yếu diễn ra trong mạch máu. Một bệnh nhân có hàm lượng chì trong máu là 4.10^-6 mol/L. Giả sử thể tích máu trong cơ thể bệnh nhân là 5 lít. Tính lượng calcium (mg) cần để phản ứng hết với lượng chì trong máu bệnh nhân trên.
Câu trả lời tốt nhất
Trong phản ứng tạo phức [Pb(EDTA)]2− tỉ lệ Ca2+ và Pb2+ là 1 : 1 nên:
mCa2+ = 1000.40.5.4.10^-6 = 0,8 mg