Câu 6: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
Câu 8: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam.
Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
Câu 10: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 6.
n kim loại = nH2 = 0,03 —> M = 55,67
—> Ca (40) và Sr (87)
Câu 7.
TN2 thu được nhiều H2 hơn TN1 nên trong TN1 có Al dư. Đặt a, b là số mol Na & Al ban đầu, lấy V = 22,4 lít.
TN1 —> ne = a + 3a = 1.2
TN2 —> ne = a + 3b = 1,75.2
—> a = 0,5 & b = 1
—> %Na = 29,87%
Câu 8.
nCO2 = (13,4 – 6,8)/44 = 0,15
nNaOH = 0,075
—> nNaHCO3 = 0,075 —> mNaHCO3 = 6,3
Câu 9.
nOH- = 0,03
nH+ = 0,035
—> nH+ dư = 0,005
—> [H+] = 0,01 —> pH = 2
Câu 10.
nAl = (23,3 – 15,2)/27 = 0,3
2Al + Cr2O3 —> Al2O3 + 2Cr
0,3……..0,1
0,2……..0,1…………………..0,2
0,1………0…………………….0,2
—> 2nH2 = 0,1.3 + 0,2.2 —> nH2 = 0,35
—> V = 7,84 lít