Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hết nước vôi trong dư thấy tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500ml dung dịch HNO3 0,16M thu được V1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl nồng độ 2/3 mol/l, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO. Sau đó thêm tiếp 12 gam Mg vào cốc. Sau khi phản ứng xong thu được V3 lít hỗn hợp khí H2 và N2, dung dịch muối clorua và hỗn hợp M của các kim loại.
1. Tính các thể tích V1,V2, V3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.
2. Tính khối lượng mỗi kim loại trong M.
Câu trả lời tốt nhất
Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 0,01
nCuO ban đầu = 0,04
CuO + CO —> Cu + CO2
0,01……………..0,01…..0,01
Chất rắn còn lại trong ống sứ gồm Cu (0,01) và CuO dư (0,03)
CuO + 2HNO3 —> Cu(NO3)2 + H2O
0,03…….0,06………….0,03
nHNO3 = 0,08 —> Sau phản ứng trên còn lại 0,02 mol HNO3.
3Cu + 8HNO3 —> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,0075…..0,02………..0,0075……0,005
—> V1 = 0,112 lít
nCu còn lại = 0,0025
Thêm tiếp nHCl = 38/75
3Cu + 8H+ + 2NO3- —> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,0025…1/150………………………….1/600
—> V2 = 14/375 lít
nH+ dư = 38/75 – 1/150 = 0,5
nNO3- còn lại = 0,08 – nNO tổng = 11/150
nCu2+ = 0,04
5Mg + 12H+ + 2NO3- —> 5Mg2+ + N2 + 6H2O
11/60….0,44…..11/150……………….11/300
Mg + 2H+ —> Mg2+ + H2
0,03…..0,06………………0,03
—> V3 = 112/75 lít
Mg + Cu2+ —> Mg2+ + Cu
0,04…………………………0,04
—> Kim loại gồm Cu (2,56) và Mg dư (5,92 gam)