Hòa tan 1,40 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B trong dung dịch HCl đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,008 lít khí (đktc). Biết A là kim loại thuộc nhóm 2A của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Mặt khác khi cho hỗn hợp trên tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thấy thoát ra 2,24 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác định mỗi kim loại A,B và tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nA = a và nB = b
X với HCl, B hóa trị x:
A + 2HCl —> ACl2 + H2
a……………………………a
2B + 2xHCl —> 2BClx + xH2
b……………………………..0,5bx
—> nH2 = a + 0,5bx = 0,045 (1)
X với HNO3, b hóa trị y:
A + 4HNO3 —> A(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
a……………………………………..2a
B + 2yHNO3 —> B(NO3)y + yNO2 + yH2O
b……………………………………..by
—> nNO2 = 2a + by = 0,1 (2)
Với x = 2; y = 3, từ (1)(2) —> a = 0,035 và b = 0,01
mX = 0,035A + 0,01B = 1,4
—> 7A + 2B = 280
—> A = 24, B = 56 là nghiệm duy nhất
A là Mg, B là Fe.
Đặt số mol A: a, B: b. Hóa trị B là n.
Hệ phương trình:
a + 0,5nb = 0,045 (khí H2).
2a + nb = 0,1 (bảo toàn e).
⇒ Hệ vô nghiệm, nên B là kim loại có 2 hóa trị, đặt hóa trị 1 là c (khi tác dụng HCl) và hóa trị 2 là d (khi tác dụng HNO3).
a + 0,5cb = 0,045 (khí H2).
2a + db = 0,1 (bảo toàn e).
Với c = 2, d = 3 thì a = 0,035, b= 0,01.
⇒ 0,035.MA + 0,01.MB = 1,4 ⇒ nghiệm duy nhất MA = 24, MB = 56.
Vậy A là Mg (60%), B là Fe (30%).