Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch. Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc.
Câu trả lời tốt nhất
Tại ống nghiệm đầu tiên xảy ra phản ứng:
2KMnO4 + 16HCl —> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + H2O
Ống thủy tinh hình trụ nằm ngang được chia thành 3 đoạn được ngăn cách bởi 2 nhúm bông tẩm các dung dịch KBr, KI.
Đoạn 1: Có màu vàng của khí Cl2 vừa thoát ra.
Khí Cl2 đi qua bông tẩm dung dịch KBr, tại đỏ xảy ra phản ứng:
Cl2 + 2KBr —> 2KCl + Br2
Đoạn 2: Có mầu nâu của Br2
Hơi Br2 đi qua bông tẩm dung dịch KI, tại đỏ xảy ra phản ứng:
Br2 + 2KI —> 2KBr + I2
Đoạn 3: Có hơi màu tím của I2. Đèn cồn giúp I2 thăng hoa mạnh hơn.
I2 thoát ra qua dung dịch hồ tinh bột sẽ xuất hiện màu xanh tím.
Nhận xét: Qua thí nghiệm trên ta kết luận tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2.
Dung dịch NaOH đặc có tác dụng hấp thụ các chất còn dư, tránh để thoát ra ngoài môi trường các chất độc hại (các halohen và khí HCl)
Thầy ơi cho e hỏi
như v thì hỗn hợp khí thu được vào ống nghiệm gồm Cl2 Br2 I2 hay là chỉ có mình I2 hả thầy
thầy ơi, theo em được biết nhiệt độ sôi của I2 là 185,5 độ C, vậy thì hơ nhẹ trên đèn cồn như thế I2 vẫn dạng rắn tím đen chứ thầy, khó có thể thăng hoa được ạ?