Chất khử với H+ và NO3- (Phần 8)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Câu 1. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl2 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng 220 ml dung dịch HCl 2M, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 1,792 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 83,6 gam kết tủa và dung dịch T. Cho từ từ đến đến dư dung dịch NaOH vào T, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 13,2 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15. B. 16. C. 17. D. 18.
⇒ Xem giải
Câu 2. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lit khí SO2 (dktc), sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác đun nóng m gam X với chất khí CO dư thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35g kết tủa. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lit khí NO2 (dktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 33,6 B. 11,2 C. 44,8 D. 22,4
⇒ Xem giải
Câu 3. Cho 12,56 gam hỗn hợp X gồm Mg và Mg(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch Y chứa 0,98 mol HCl và x mol KNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 0,04 mol N2. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 46,26 gam B. 52,12 gam C. 49,28 gam D. 42,23 gam
⇒ Xem giải
Câu 4. Hòa tan 22,6 gam hỗn hợp gồm Al, Cu vào V (ml) dung dịch hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3 1,5M và HCl 6,875M thì thu được dung dịch B chứa m(g) chất tan và thấy xuất hiện 19(g) chất rắn C, đồng thời thấy thoát ra 5,6(l) khí không màu hóa nâu trong không khí ở đktc. Dung dịch B tác dụng tối đa với 2,07(l) dung dịch KOH 1,25M thu được 6,75(g) kết tủa X
a. Tính %Al trong hỗn hợp đầu
b. Tính giá trị V, m
⇒ Xem giải
Câu 5. Hòa tan hết 12,32 gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 trong dung dịch chứa 0,5 mol HCl và 0,15 mol HNO3, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phâm khử duy nhất. Giá trị gần nhất của m là
A. 80 B. 79 C. 78 D. 77
⇒ Xem giải
Câu 6. Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2 và FeCO3 bằng 160 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 sau phản ứng thu được 24,58 gam kết tủa và có thoát ra 0,224 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Thành phần % về khối lượng của Fe trong X có giá trị gần nhất với:
A. 25% B. 30% C. 50% D. 20%
⇒ Xem giải
Câu 7. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Zn, ZnO trong đó oxi chiếm 21,192% khối lượng hỗn hợp. Cho 30,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí N2 ,N2O, NO (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,6 (trong đó số mol N2 bằng số mol N2O) và dung dịch B. Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được m gam muối khan. Nung muối khan này trong không khí đến khối lượng không đổi 36,6 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là :
A. 123,1 B. 120,8 C. 127,4 D. 129,6
⇒ Xem giải
Câu 8. Hòa tan hỗn hợp X gồm Zn, FeCO3, Ag bằng lượng dư dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm 2 chất khí có tỷ khối đối với H2 bằng 19,2 và dung dịch B. Cho B tác dụng hết với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa. Lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối không đổi được 5,64g chất rắn. Khối lượng hỗn hợp X? Biết trong X số mol FeCO3 bằng số mol Zn; mỗi chất trong X khi tác dụng với dụng với dung dịch HNO3 ở trên chỉ cho 1 sản phẩm khử.
⇒ Xem giải
Câu 9. Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 50. B. 55. C. 45. D. 60.
⇒ Xem giải
Câu 10. Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong 16,128 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, sau một thời gian thu được (2m + 10,36) gam hỗn hợp rắn X (không có khí thoát ra). Hòa tan hết X trong 1 lít dung dịch gồm HCl 1,26 M và NaNO3 0,15M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và thấy thoát ra 2,688 lít (đktc) khí NO duy nhất. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 261 ml dung dịch KMnO4 2M trong môi trường axit H2SO4. Phần trăm của Fe trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với
A. 43% B. 53% C. 73% D. 58%
⇒ Xem giải
Câu 11. Cho hỗn hợp rắn X gồm Mg, ZnO, Fe(NO3)2, Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 512/19% khối lượng hỗn hợp). Cho X tác dụng với dung dịch chứa 1 mol H2SO4 và 0,15 mol KNO3 thu được 0,15 mol NO2; 0,05 mol NO và dung dịch Y chứa 136,05 gam các muối trung hòa (không chứa ion NO3-). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được hỗn hợp T. Cho hỗn hợp T tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 dư thu được 525,4 gam kết tủa (bỏ qua Ag2SO4). Tính % số mol ZnO trong hỗn hợp.
⇒ Xem giải
Câu 12. Cho m gam hỗn hợp gồm Zn, Mg và Fe3O4 (oxi chiếm 25% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 4,704 mol HNO3 (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X và thấy thoát ra 3,696 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 491/33. Cô cạn dung dịch X thu được (3m + 15,13) gam muối. Nếu cho 4,789 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau đó lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của a gần nhất với
A. 98 gam B. 92 gam C. 100 gam D. 101 gam
⇒ Xem giải
Câu 13. Hòa tan hết 68,64 gam hỗn hợp rắn gồm Mg, FeCO3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa HCl và 1,02 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 0,32 mol hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO và N2O. Tỉ khối của Y so với He bằng a. Dung dịch X hòa tan tối đa 14,4 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Nếu tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 2,2 mol NaOH, thu được 66,36 gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 9,7 B. 9,8 C. 9,6 D. 9,9
⇒ Xem giải
Câu 14. Hòa tan hết 31,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,96 mol HCl, thu được dung dịch A chỉ chứa 2 chất tan và 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 4,54375. Mặt khác cho 31,8 gam rắn X vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,25 mol HNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và 10,64 gam hỗn hợp khí Z gồm 5 khí không màu, trong đó có 0,03 mol khí N2. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,3 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của khí NO có trong hỗn hợp Z là
A. 16,8% B. 15,2% C. 13,7% D. 14,1%
⇒ Xem giải
Câu 15. Cho 1,98 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,8M. Khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc), 0,64 gam chất rắn và dung dịch X. Tổng khối lượng muối có trong X là:
A. 16,25 B. 17,25 C. 18,25 D. 19,25
⇒ Xem giải
Câu 16. Cho 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 90,4 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 33/7. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 14,15% B. 13% C. 13,4% D. 14,1%
⇒ Xem giải
Câu 17. Thêm dung dịch chứa m gam AgNO3 vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl2 xM và HCl yM. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 28,7 gam AgCl kết tủa (chất rắn duy nhất) và 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 64,1 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. x = 1,5 và y = 2. B. x = 1,5 và y = 2,4.
C. x = 2 và y = 2,4. D. x = 2 và y = 2.
⇒ Xem giải
Câu 18. Để m gam X gồm (Al, Mg, Fe) trong không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có khối lượng là 1,1905m gam. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch T gồm H2SO4 và HNO3 có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 0,263 thì thu được dung dịch Z chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 3,48 gam hỗn hợp G chỉ chứa 4 khí là sản phẩm khử của N+5. Trong G, oxi chiếm 25% tổng số nguyên tử. Cho 850 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Z thu được 235,2875 gam kết tủa và một dung dịch H. Biết khi thổi CO2 dư vào dung dịch H thu được kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 21,8. B. 22,7. C. 28,6. D. 26,4.
⇒ Xem giải
Câu 19. Hỗn hợp X gồm kim loại M, Fe và FeCO3. Cho 8,98 gam X tác dụng với 500ml dụng dịch HNO3 đun nóng, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm hai chất khí. Trộn Z với 2,8 lít O2 rồi cho hỗn hợp hấp thụ vào dung dịch NaOH dư thì thu được 8,28 gam hỗn hợp muối khan và còn lại 1,792 lít khí thoát ra(đktc). Để trung hòa axit dư trong dung dịch Y cần thêm vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M, được dung dịch T. Chia T làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 đem cô cạn được 30,33 gam hỗn hợp muối khan.
- Cho tiếp dung dịch NaOH dư và phần 2 thu được 4,28 gam kết tủa.
Xác định tên kim loại M, tính nồng độ mol của HNO3 đã dùng.
⇒ Xem giải
Câu 20. Hòa tan hết 17,04 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và MgCO3 trong dung dịch chứa 0,26 mol HNO3 và 0,7 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí Y (trong đó có 0,03 mol CO2). Cho dung dịch NaOH 1,6M vào dung dịch X, đến khi thu được kết tủa cực đại thì đã dùng 875 ml. Nếu tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 1,52 mol NaOH. Giá trị của m là
⇒ Xem giải
Câu 21. Hoà tan hết 40,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,7 mol H2SO4 và 0,7 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Cho Y tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Mặt khác, cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với:
A. 210 B. 215 C. 222 D. 240
⇒ Xem giải
Câu 22. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4. Cho 26,72 gam X vào dung dịch gồm H2SO4 1M và KNO3 1M, thu được dung dịch Y chứa 116,64 gam chỉ chứa muối trung hoà và 3,136 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho Ba(OH)2 dư vàoY thấy xuất hiện m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 159 B. 164 C. 168 D. 170
⇒ Xem giải
Câu 23. Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,32 mol HNO3 và 0,35 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có tổng khối lượng là 66,66 gam và m gam hỗn hợp khí Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), thấy lượng NaOH phản ứng là 39,6 gam, đồng thời thu được 31,21 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
⇒ Xem giải
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 7,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 trong dung dịch chứa x mol HNO3 và 0,31 mol KHSO4 thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO có tổng khối lượng là 2,86 gam và dung dịch Z chứa 46,57 gam hỗn hợp muối trung hòa. Tính x
⇒ Xem giải
Câu 25. Dẫn luồng khí CO qua ống sứ đựng 34,4 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO (O chiếm 29,3% về khối lượng) nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y và V lít khí CO2 (đktc). Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối (không có NH4+) và 0,1 mol hỗn hợp khí T gồm NO và NO2 có khối lượng 3,32 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào Z thu được 44,38g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định V?
⇒ Xem giải
Câu 26. Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, Cu, CuO và kim loại M (M có hóa trị không đổi). Trong hỗn hợp X có số nguyên tử O nhiều gấp hai lần số nguyên tử kim loại M, tổng số các nguyên tử kim loại bằng 11/6 số nguyên tử O. Hòa tan hoàn toàn 23,13 gam X trong dung dịch HNO3 loãng, dư thấy có 0,9 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 71,01 gam hỗn hợp muối và sinh ra 1,344 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Xác định kim loại M và tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch Y.
⇒ Xem giải
Câu 27. Hòa tan hết 28,08 gam hỗn hợp gồm Mg, MgCO3 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 2,025 mol HNO3 (lấy dư 25% so với phản ứng), thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí Y (trong đó có 0,06 mol CO2). Cô cạn dung dịch X, lấy chất rắn nung đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng giảm 79,88 gam so với chất rắn ban đầu. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 32,0 gam rắn khan. Giá trị m là.
A. 3,56 gam B. 5,12 gam C. 2,48 gam D. 4,48 gam
⇒ Xem giải
Câu 28. Để 16,8 gam phôi sắt ngoài không khí một thời gian, thu được 21,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit Fe. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 130,26 gam B. 128,84 gam C. 132,12 gam D. 126,86 gam
⇒ Xem giải
Câu 29. Cho 19,68 gam hỗn hợp gồm Mg, FeCO3 vào dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,08 mol Fe(NO3)3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và 0,06 mol CO2; đồng thời thu được dung dịch Y và 3,36 gam một kim loại không tan. Để tác dụng tối đa các chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,26 mol NaOH. Tỉ khối của X so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là.
A. 10,2 B. 10,0 C. 10,4 D. 10,6
⇒ Xem giải
Câu 30. Cho 20,28 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Mg(NO3)2 vào dung dịch Y gồm NaNO3 và 1,62 mol HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,704 lít hỗn hợp khí N2O và H2 có tỉ khối so với H2 là 10 và dung dịch Z chỉ chứa muối. Cho Z tác dụng với tối đa 1,71 mol NaOH, sau phản ứng thu được kết tủa T và dung dịch K. Lọc lấy kết tủa T đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Cô cạn dung dịch K đến khối lượng không đổi thu được 114,45 gam chất rắn khan. Tìm m và phần trăm về khối lượng của Al trong hỗn hợp X.
⇒ Xem giải
Bình luận