Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 6)

⇒ Đề thi và đáp án:

1B 2D 3B 4A 5D 6B 7B 8D 9A 10A
11D 12B 13C 14B 15C 16C 17B 18C 19C 20A
21D 22B 23C 24C 25D 26A 27C 28C 29A 30C
31B 32D 33A 34B 35C 36B 37A 38A 39B 40B
41B 42D 43C 44A 45A 46B 47C 48D 49A 50A
51C 52C 53B 54C 55D 56B 57D 58B 59D 60D

(Xem giải) Câu 1: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 2: Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là:

A. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.

B. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa −3.

C. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.

D. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.

(Xem giải) Câu 3: Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là

A. 8.       B. 5.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 4: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).       B. Đá vôi (CaCO3).

C. Vôi sống (CaO).       D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

(Xem giải) Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

(Xem giải) Câu 6: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 7: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.       B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.       D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(Xem giải) Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?

A. 2.       B. 1.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 9: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp metyl metacrylat.        B. Trùng hợp vinyl xianua.

C. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.        D. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.

(Xem giải) Câu 10: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 6.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa

A. Fe(OH)3.       B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.       D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.

(Xem giải) Câu 13: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là

A. [Ar]3d9 và [Ar]3d1 4s2.       B. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d3.

C. [Ar]3d9 và [Ar]3d3.       D. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d1 4s2.

(Xem giải) Câu 14: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 15: X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH.

B. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO.

C. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3.

D. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH.

(Xem giải) Câu 16: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. Dung dịch glyxin.       B. Dung dịch alanin.       C. Dung dịch lysin.       D. Dung dịch valin.

(Xem giải) Câu 17: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết đếm (Phần 1)

A. CH4 và H2O.       B. CO2 và CH4.       C. N2 và CO.       D. CO2 và O2.

(Xem giải) Câu 18: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì

A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl-.

B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl−.

C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-.

D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-.

(Xem giải) Câu 19: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:

A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.

B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

(Xem giải) Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng:

Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây?

A. Tơ olon và cao su buna-N.       B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren.

C. Tơ nitron và cao su buna-S.       D. Tơ capron và cao su buna.

(Xem giải) Câu 21: Cho dãy chuyển hoá sau:

Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Tên gọi của Y, Z lần lượt là

A. benzylbromua và toluen.       B. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren.

C. 1-brom-2-phenyletan và stiren.       D. 1-brom-1-phenyletan và stiren.

(Xem giải) Câu 22: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?

A. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.

B. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền.

C. Axeton không phản ứng được với nước brom.

D. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.

(Xem giải) Câu 23: Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

A. Fe2+, Ag+, Fe3+.       B. Ag+, Fe2+, Fe3+.       C. Fe2+, Fe3+, Ag+.       D. Ag+, Fe3+, Fe2+.

(Xem giải) Câu 24: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH.       B. Dung dịch NaCl.

C. Dung dịch NH3.       D. Dung dịch H2SO4 loãng.

(Xem giải) Câu 25: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:

A. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3.

B. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.

C. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.

D. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.

(Xem giải) Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng:
(1) X + O2 → axit cacboxylic Y1.
(2) X + H2 → ancol Y2.
(3) Y1 + Y2 ⇌ Y3 + H2O.
Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là

A. anđehit acrylic.       B. anđehit propionic.       C. anđehit metacrylic.       D. anđehit axetic.

(Xem giải) Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 4.       B. 6.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 28: Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng) →     (b) FeS + H2SO4 (loãng) →
(c) MnO2 + HCl (đặc) →     (d) Cu + H2SO4 (đặc) →
(e) Al + H2SO4 (loãng) →     (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là

A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 6.

(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.
(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(c) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
(g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 30: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 4)

A. 5.       B. 6.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 31: Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là

A. 4.       B. 6.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 32: Hoà tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat.       B. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin.

C. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua.       D. natri phenolat, axit clohiđric, phenol.

(Xem giải) Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol.

B. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hoá học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom.

D. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.

(Xem giải) Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.

B. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi.

C. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử.

D. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.

(Xem giải) Câu 35: Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng trên là

A. 27.       B. 24.       C. 34.       D. 31.

(Xem giải) Câu 36: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 2.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 37: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:

A. (2), (1), (3).       B. (3), (1), (2).       C. (1), (2), (3).       D. (2), (3), (1).

(Xem giải) Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là

A. (d).       B. (a).       C. (b).       D. (c).

(Xem giải) Câu 39: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).       B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).

C. Dung dịch NaOH (đun nóng).       D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

(Xem giải) Câu 40: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.

D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

(Xem giải) Câu 41: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 42: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.       B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.       D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.

(Xem giải) Câu 43: Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là

A. 7.       B. 5.       C. 6.       D. 8.

(Xem giải) Câu 44: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là

A. 8.       B. 7.       C. 9.       D. 5.

(Xem giải) Câu 45: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 3)

(Xem giải) Câu 46: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 47: Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng

A. vitamin A.       B. ete của vitamin A.       C. β-caroten.       D. este của vitamin A.

(Xem giải) Câu 48: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.

B. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.

C. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.

D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.

(Xem giải) Câu 49: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Nhiệt phân KNO3. (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 50: Phát biểu không đúng là:

A. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

B. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

(Xem giải) Câu 51: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 3.         D. 2.

(Xem giải) Câu 52: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:

A. (1), (4), (5).       B. (1), (2), (5).       C. (2), (5), (6).         D. (2), (3), (6).

(Xem giải) Câu 53: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:

A. Cu, Fe, Al.       B. Fe, Al, Cr.       C. Cu, Pb, Ag.       D. Fe, Mg, Al.

(Xem giải) Câu 54: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1 : 1 (có mặt bột sắt) là

A. p-bromtoluen và m-bromtoluen.       B. benzyl bromua.

C. o-bromtoluen và p-bromtoluen.       D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

(Xem giải) Câu 55: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

D. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

(Xem giải) Câu 56: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là

A. CH3COOCH2CH2OH.       B. HCOOCH2CH(OH)CH3.

C. HCOOCH2CH2CH2OH.       D. CH3CH(OH)CH(OH)CHO.

(Xem giải) Câu 57: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4;
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2;
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.       B. 6.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 58: Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là

A. 4.       B. 5.       C. 7.       D. 6.

(Xem giải) Câu 59: Để nhận ra ion NO3- trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với

A. kim loại Cu.       B. dung dịch H2SO4 loãng.

C. kim loại Cu và dung dịch Na2SO4.       D. kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

(Xem giải) Câu 60: Công thức của triolein là

A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.       B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.       D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!