Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 1. B. 6. C. 7. D. 2.
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu 5: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
Na2CO3 + HCl —> NaHCO3 + NaCl (1)
b…………….b…………..b
NaHCO3 + HCl —> NaCl + CO2 + H2O (2)
b………….a – b……………….a – b
Tại (1) HCl dư nên tính theo Na2CO3, sau (2) thu được dung dịch X tạo kết tủa với Ca(OH)2 nên X chứa NaHCO3 —> (2) tính theo HCl.
Vậy VCO2 = 22,4(a – b)
Câu 2.
Bảo toàn C: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2
—> nBa(HCO3)2 = 0,02
Bảo toàn Ba: nBa(OH)2 = nBaCO3 + nBa(HCO3)2 = 0,1
—> a = 0,04 mol/l
Câu 3.
nH+ ban đầu = 0,5
nH2 = 0,2375 —> nH+ pư = 0,475
—> nH+ dư = 0,025
—> [H+] = 0,1 —> pH = 1
Câu 4.
nAl3+ = 0,3 & nAl(OH)3 = 0,2
—> nOH- max = 4nAl3+ – nAl(OH)3 = 1
—> V = 2 lít
Câu 5.
3Cl2 + 6KOH —> 5KCl + KClO3 + 3H2O
nCl2 = 0,6 & nKCl = 0,5 —> nKOH = 0,6, Cl2 dư.
—> CM = 0,24 mol/l