Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là
A. 0,45. B. 0,40. C. 0,50. D. 0,55.
Câu trả lời tốt nhất
nX = 0,02 và nY + nZ = 0,08 —> Số oxi trung bình là 1,2.
Công thức chung của hỗn hợp là CxHyO1,2
CxHyO1,2 + (x + 0,25y – 0,6)O2 —> xCO2 + 0,5yH2O
—> nO2 = 0,1(x + 0,25y – 0,6) = 0,34
—> x + 0,25y = 4
Cả 3 chất đều có phản ứng cộng Br2 —> x = 3 —> y = 4
nC3H4O1,2 = 0,25 —> nX = 0,05
Do chức axit không cộng H2 nên:
a = 0,25.2 – 0,05 = 0,45 mol
đã chuyển sang hợp chất trung bình rồi thì làm sao có thể suy ra số c và h nguyên được??????
số c và số h phải là số thập phân chứ