Axit đipropyl axetic trong y học được gọi là axit valproic là một loại thuốc chống động kinh.
- a) Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên quốc tế của axit valproic.
- b) So sánh độ tan và độ điện li của axit valproic với axit propionic. Giải thích tại sao?
- c) Vì sao khi chế thành dược phẩm nguội ta không dùng chính axit mà dùng muối natri của nó?
- d) Hãy đề nghị một sơ đồ phản ứng để điều chế axit valproic từ một anken tùy chọn.
Câu trả lời tốt nhất
Cấu tạo: (CH3-CH2-CH2-)2CH-COOH
Tên quốc tế: 2-propyl pentanoic
Axit valproic có độ điện ly và độ tan nhỏ hơn axit propionic do chúng cùng dãy đồng đẳng nhưng axit valproic có gốc hiđrocacbon lớn hơn.
Dạng muối có độ tan lớn hơn, bền hơn nên dễ bảo quản và sử dụng hơn dạng axit, do đó khi chế thành dược phẩm nguội ta không dùng chính axit mà dùng muối natri của nó.
Điều chế từ anken (CH3-CH2-CH2-)2C=CH2, cộng HBr (xúc tác peoxit, cộng trái quy tắc) chuyển thành (CH3-CH2-CH2-)2CH-CH2Br, sau đó chuyển hóa: -CH2Br —> -CH2OH —> -COOH
×