Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hoá trị không đổi tương ứng là n và m thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho hoà tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,568 lít H2 (đktc) và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 6,29 gam hỗn hợp 2 muối khan.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí (đktc), còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 2/11 khối lượng mỗi phần.
Phần 3: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thì cần 100 ml dung dịch axit này, thu được dung dịch D và 0,672 lít hai khí không màu có khối lượng 1,04g trong đó có một khí bị hóa nâu ngoài không khí.
a, Tính tổng khối lượng của 2 kim loại trong 1/3 hỗn hợp ban đầu.
b, Xác định 2 kim loại A, B
c, Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch D.
Câu trả lời tốt nhất
Phần 1: nH2 = 0,07
—> m mỗi phần = 6,29 – 0,07.2.35,5 = 1,32
Phần 2: Kim loại tan trong dung dịch NaOH là A, kim loại không tan trong dung dịch NaOH là B.
—> mA = 1,32.9/11 = 1,08 và mB = 1,32.2/11 = 0,24
nH2 = 0,06. Bảo toàn electron: 1,08n/MA = 0,06.2
—> MA = 9n
—> n = 3, MA = 27: A là Al (0,04 mol)
Ở phần 1, bảo toàn electron:
0,04.3 + 0,24m/MB = 0,07.2 —> MB = 12m
—> m = 2, MB = 24: B là Mg (0,01 mol)
Phần 3: Khi không màu hóa nâu là NO
M khí = 34,67 —> Khí không màu còn lại là N2O.
—> Khí gồm NO (0,02) và N2O (0,01)
Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4+
—> nNH4+ = 0
nHNO3 = 4nNO + 10nN2O = 0,18 —> CM = 1,8M
m muối = mAl(NO3)3 + mMg(NO3)2 = 10