Cho 1,36 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 400 ml CuSO4 aM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được chất rắn a nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho hết B tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp D nặng 1,2 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và giá trị a (M).
a, Tính thành phần % mỗi kim loại trong A và tính x
b, Cho 1,36g hỗn hợp A tác dụng với V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xong, thu được chất rắn E có khối lượng là 3,36g. Tính thành phần % các chất trong E và thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng
Câu trả lời tốt nhất
Nếu chỉ Mg phản ứng thì nMg = nMgO = 1,2/40 = 0,03
—> m rắn = 1,36 – 0,03.24 + 0,03.64 = 2,56 > 1,84: Vô lí, vậy cả Fe đã phản ứng
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe phản ứng và Fe dư
—> 24a + 56(b + c) = 1,36 (1)
Mg + CuSO4 —> MgSO4 + Cu
a……….a……………..a………..a
Fe + CuSO4 —> FeSO4 + Cu
b……….b……………b………..b
—> mB = 64(a + b) + 56c = 1,84 (2)
MgSO4 —> Mg(OH)2 —> MgO
a…………………………………..a
2FeSO4 —> 2Fe(OH)2 —> Fe2O3
b…………………………………..0,5b
—> mD = 40a + 160.0,5b = 1,2 (3)
(1)(2)(3) —> a = b = c = 0,01
Vậy ban đầu chứa Mg (0,01) và Fe (0,02) —> Mg (17,65%) và Fe (52,35%)
nCuSO4 = a + b = 0,02 —> CM = 0,2
b.
Nếu chỉ Mg phản ứng thì m rắn = 0,02.56 + 0,02.108 = 3,28 < 3,36
—> Fe đã phản ứng (x mol)
—> m rắn = 56(0,02 – x) + (2x + 0,02).108 = 3,36
—> x = 0,0005
nAgNO3 = 2x + 0,02 = 0,021 —> V = 210 ml
E chứa Ag (67,5%) và Fe dư (32,5%)