Cho 18,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1,6M và HNO3 0,8M. Sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch C và thoát ra 12,581 lit (đo ở 50°C; 0,8 atm) một khí duy nhất (không màu, hoá nâu đỏ trong không khí). Biết dung dịch C tác dụng NaOH dư (đun nóng nhẹ) không có khí thoát ra. Chia dung dịch C thành hai phần bằng nhau:
– Thêm từ từ vào phần 1 dung dịch amoniac đến dư thì số mol NH3 tham gia phản ứng là 1,05 mol.
– Thêm từ từ vào phần 2 dung dịch NaOH đến dư.
Tính số mol NaOH tham gia phản ứng ở phần 2.
Câu trả lời tốt nhất
nH2SO4 = 0,8; nHNO3 = 0,4 —> nH+ = 2
nNO = 0,38 < 0,4 nên NO3- còn dư
nH+ phản ứng = 4nNO = 1,52 < 2 nên H+ còn dư 2 – 1,52 = 0,48 mol
Vậy các kim loại trong X bị oxi hóa lên tối đa.
Đặt a, b, c là số mol Al, Zn, Fe
—> mX = 27a + 65b + 56c = 18,8 (1)
Bảo toàn electron: 3a + 2b + 3c = 0,38.3 (2)
1/2 C chứa Al3+ (0,5a), Zn2+ (0,5b), Fe3+ (0,5c), 0,24 mol H+
nNH3 = 3.0,5a + 6.0,5b + 3.0,5c + 0,24 = 1,05 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,2; b = 0,12; c = 0,1
—> nNaOH = 4.0,5a + 4.0,5b + 3.0,5c + 0,24 = 1,03