Cho 25,6 gam SO3 tan hết vào 400 ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A. Cho 25 gam hỗn hợp bột X gồm Fe, FeS, Cu vào dung dịch A khuấy đều thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y (đktc), dung dịch B và còn lại 5 gam chất rắn không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch B, khi lấy ra cân lại thấy khối lượng của thanh Mg không thay đổi so với ban đầu (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ kim loại thoát ra đều bám trên thanh Mg, bỏ qua khối lượng nước bám lên thanh).
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 ban đầu.
c) Cho vào bình kín 1,9 gam hỗn hợp khí Y và V lít khí O2 (dư) rồi đốt cháy hoàn toàn, sau đó làm nguội để ngưng tụ hết hơi nước thì còn lại hỗn hợp khí Z. Biết rằng d Z/SO2 = 4/3. Tính giá trị của V ở đktc?
Câu trả lời tốt nhất
Khối lượng thanh Mg không đổi nên H2SO4 còn dư —> Chất rắn không tan là Cu
%Cu = 5/25 = 20%
X gồm Fe (a), FeS (b) và Cu (5 gam)
mX = 56a + 88b + 5 = 25
Y gồm H2 (a) và H2S (b) —> nY = a + b = 0,3
—> a = 0,2; b = 0,1
—> %Fe = 44,8% và %FeS = 35,2%
Dung dịch B chứa FeSO4 (0,3) và H2SO4 dư (c)
nMg phản ứng = c + 0,3; nFe = 0,3
Khối lượng thanh Mg không đổi —> 24(c + 0,3) = 0,3.56
—> c = 0,4
nH2SO4 trong A = c + 0,3 = 0,7
nSO3 = 0,32 —> nH2SO4 ban đầu = 0,7 – 0,32 = 0,38
—> CM H2SO4 = 0,38/0,4 = 0,95M
Kiểm tra lại số liệu d Z/SO2 = 4/3