Cho 30,96 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào 250 gam dung dịch H2SO4 78,302%, đun nóng thu được dung dịch X, V lít khí Y duy nhất (đktc) và 10,8 gam rắn không tan. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 2M vào dung dịch X đến khi đạt kết tủa cực đại thì đã dùng 800 ml. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 423,8 gam rắn khan. Giá trị của V là
A. 1,232 lít. B. 1,456 lít. C. 1,680 lít. D. 1,344 lít.
Câu trả lời tốt nhất
nBa(OH)2 = 1,6 —> nBaSO4 = 1,6
Chất rắn sau khi nung gồm BaSO4 và Al2O3, từ m rắn = 423,8 —> nAl2O3 = 0,5
—> X chứa 0,5 mol Al2(SO4)3, từ nBaSO4 = 1,6 —> nH2SO4 dư = 0,1
Do axit dư nên hỗn hợp ban đầu tan hết —> Chất rắn là S (10,8/32 = 0,3375 mol)
Do nH2SO4 = 1,9975 nên Y có chứa S, Y là H2S hoặc SO2, bảo toàn S được nY = 1,9975 – 0,3375 – 0,5.3 – 0,1 = 0,06
—> V = 0,06.22,4 = 1,344 lít
———————
Nếu muốn xác định Y thì:
Ban đầu gồm Al (a mol) và Al2O3 (b mol) đã tan hết.
—> 27a + 102b = 30,96
Bảo toàn Al —> a + 2b = 0,5.2
—> a = 0,835 và b = 0,0825
Bảo toàn electron, gọi k là số electron mà S+6 đã nhận để tạo ra Y
—> 0,835.3 = 0,3375.6 + 0,06k —> k = 8 —> Y là H2S
để đạt được kết tủa max biết đâu 1 phần al3+ đã đi vào alo2- thì k thể kết luận axit còn dư từ đó làm sao kết luận chất rắn không chứa al ?