Cho 53,35 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, Na và Ba vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,6M. Sau khi tất cả các phản ứng xày ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 34,65 gam chất tan, kết tủa Z và 5 gam hỗn hợp khí T. Lọc Z rồi đem nung đến khối lượng không đổi trong không khí thu được 26,95 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Ba trong X gần nhất với
A. 51,41%. B. 64,22%. C. 57,87%. D. 62,94%.
Câu trả lời tốt nhất
nH2SO4 = 0,05 và nHCl = 0,3
mBaSO4 max = 0,05.233 = 11,65 < 26,95
—> Chất rắn sau khi nung gồm có BaSO4 (0,05) và BaO (0,1)
—> nCO2 thoát ra khi nung = 0,1
Đặt a, b, c là số mol NaHCO3, Na và Ba
mX = 84a + 23b + 137c = 53,35 (1)
Khí T thoát ra gồm H2 (0,5b + c) —> nCO2 = (5 – b – 2c)/44
Nếu Y không chứa CO32- —> a = 0,1 + (5 – b – 2c)/44 (2)
Y gồm Na+ (a + b), Ba2+ (c – 0,15), Cl- (0,3), bảo toàn điện tích —> nOH- = a + b + 2c – 0,6
—> 23(a + b) + 137(c – 0,15) + 35,5.0,3 + 17(a + b + 2c – 0,6) = 34,65 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,2; b = 0,1; c = 0,25
—> %Ba = 64,20%
Nếu Y có chứa CO32- —> c = 0,15 (4)
Y gồm Na+ (a + b), Cl- (0,3), CO32- (a – 0,1 – (5 – b – 2c)/44, bảo toàn điện tích —> nOH- = …
—> 23(a + b) + 35,5.0,3 + … = 34,65 (5)
(1)(4)(5) —> Vô nghiệm.