Cho 75,04 gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol), tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 13. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là z mol. Thủy phân hoàn toàn 75,04 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 113,54 gam hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử H trong peptit Z là
A. 20. C. 16. C. 22. D. 18.
Câu trả lời tốt nhất
Tổng số O = 13 —> Tổng số N = 10
nCO2 > nH2O nên E không chứa đipeptit —> E gồm 2 tripeptit và 1 tetrapeptit.
Đốt z mol Z thu được nCO2 – nH2O = z nên Z là tetrapeptit —> X và Y là các tripeptit.
—> x = y = 2z
nNaOH = nN = 3.2z + 3.2z + 4z = 16z
nH2O = nE = 2z + 2z + z = 5z
Bảo toàn khối lượng:
75,04 + 40.16z = 113,54 + 18.5z —> z = 0,07
Quy đổi E thành C2H3ON (16z = 1,12), H2O (5z = 0,35) —> CH2 (0,35)
nCH2 = nAla + 3nVal = 0,35
Do các peptit có số mol 0,07 và 0,14 nên các amino axit có số mol là bội số của 0,07.
—> nAla = 0,14 và nVal = 0,07 là nghiệm duy nhất.
Dễ thấy nVal = nZ < nX = nY nên Z có một mắt xích Val, còn lại X, Y không có Val.
Mặt khác, X, Y đều là tripeptit nên chúng phải có ít nhất 1 mắt xích khác nhau.
nAla = nX = nY —> Ala chỉ nằm trong X hoặc Y.
Vậy Z là (Gly)3(Val) —> Z có 20H