Cho axit cacboxylic E tác dụng với dung dịch Na2CO3, số mol khí CO2 sinh ra bằng số mol E phản ứng. Mặt khác, 13,5 gam E phản ứng tối đa với 300 ml dung dịch NaOH 1М.
a) Xác định công thức cấu tạo của axit cacboxylic E.
b) Một muối trung hòa hiđrat của axit cacboxylic E có dạng A.H2O. Tiến hành nung muối hiđrat này ở các nhiệt độ khác nhau và phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu (100%) được cho trong sơ đồ sau:
Xác định công thức của các chất A, B, D và X, Y.
Câu trả lời tốt nhất
(a)
E với Na2CO3 có nCO2 = nE nên E có 2COOH
nNaOH = 0,3 —> nE = 0,15 —> ME = 90: E là (COOH)2
(b)
Lấy mA.H2O = 100 gam —> A (87,7 gam), B (68,5 gam) và D (38,4 gam)
nA = nH2O = (100 – 87,7)/18 = 41/60
—> MA = 87,7.60/41 = 128 —> A là (COO)2Ca
mX = 87,7 – 68,5 = 19,2
Phản ứng: A —> kX + k’B
—> nX = nA/k = 41/60k
—> MX = 19,2.60k/41 = 28k
Chọn k = 1, MX = 28: X là CO
nB = nA/k’ = 41/60k’
—> MB = 68,5.60k’/41 = 100k’
Chọn k = 1, MB = 100: B là CaCO3
—> Y là CO2, D là CaO
(Chú ý: Nếu B là một chất lạ, chưa tìm được Y và D ngay thì lặp lại cách làm như trên: B —> gY + g’D)