Cho luồng khí CO dư, đi qua hỗn hợp các oxit gồm: CaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B. Hỗn hợp rắn B cho vào nước dư, thu được dung dịch C và hỗn hợp rắn D. Cho rắn D tác dụng với dung dịch AgNO3 ( có số mol gấp 5 lần mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch E cà rắn F. Sục hỗn hợp khí A vào dung dịch C thu được dung dịch G và kết tủa H. Xác định A, B, C, D, E, F, G, H. Viết PTPƯ
Câu trả lời tốt nhất
nAgNO3 gấp 5 lần số mol mỗi oxit ban đầu, nghĩa là ban đầu các oxit đều có cùng số mol. Tự chọn mỗi oxit 1 mol.
CO + CuO —> Cu + CO2
3CO + Fe2O3 —> 2Fe + 3CO2
A gồm CO2 (4 mol) và CO dư
B gồm Cu (1 mol), Fe (2 mol), CaO (1 mol), Al2O3 (1 mol)
CaO + H2O —> Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Al2O3 —> Ca(AlO2)2 + H2O
C chứa Ca(AlO2)2 (1 mol)
D gồm Cu (1 mol), Fe (2 mol) tác dụng với AgNO3 (5 mol)
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag
E chứa Fe(NO3)2 (2 mol) và Cu(NO3)2 (0,5 mol)
F chứa Ag (5 mol) và Cu dư (0,5 mol)
2CO2 + Ca(AlO2)2 + 4H2O —> Ca(HCO3)2 + 2Al(OH)3
G chứa Ca(HCO3)2
H là Al(OH)3.