Cho một hỗn hợp khí gồm 3 hidrocacbon (trong đó có 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp) và 14,72 gam O2 vào một bình có thể tích 16,42 lít ở 27°C và 0,9 atm. Sau khi tiến hành phản ứng đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên, giữ bình ở 100°C và áp suất p. Cho các sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc thì khối lượng bình tăng 4,86 gam; bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 29,55 gam kết tủa và 7,77 gam Ba(HCO3)2.
a) Xác định công thức phân tử các hidrocacbon. Biết mol hidrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất nhiều gấp 2,5 lần mol 2 hidrocacbon còn lại.
b) Tính p.
Câu trả lời tốt nhất
n khí trong bình = 0,6
nO2 = 0,46 —> n hiđrocacbon = 0,14
nH2O = 0,27
nBaCO3 = 0,15 và nBa(HCO3)2 = 0,03
—> nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,21
Số C = 0,21/0,14 = 1,5 —> Có CH4 (0,1) và 2 hiđrocacbon khác (Gọi là X, số mol là 0,04)
Đốt X —> nCO2 = 0,21 – 0,1 = 0,11 và nH2O = 0,27 – 0,1.2 = 0,07
Dễ thấy nX = nCO2 – nH2O nên X có dạng CnH2n-2
n = nCO2/nX = 2,75 —> C2H2 và C3H4.
*****
Bảo toàn O: 2nO2 phản ứng = 2nCO2 + nH2O
—> nO2 phản ứng = 0,345
—> nO2 dư = 0,115
n khí sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nO2 dư = 0,595 = pV/RT —> p = 1,11 atm