Cho một lượng CuSO4.5H2O vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng m gam thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 14,0 gam bột Fe thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 31/3. Giá trị m là.
A. 26,8 gam B. 30,0 gam C. 23,6 gam D. 20,4 gam
Câu trả lời tốt nhất
Khí Z có M = 62/3 —> Gồm NO (2a) và H2 (a)
Do có H2 nên NO3- đã bị khử hết, bảo toàn N —> 2a = 0,1 —> a = 0,05
Dễ thấy 2nFe > 3nNO + 2nH2 nên Cu2+ còn dư.
nH+ = 4nNO + 2nH2 = 0,5
Tại anot:
2H2O —> O2 + 4H+ + 4e
……………………0,5…….0,5
Tại catot:
Ag+ + 1e —> Ag
0,1……0,1…..0,1
Cu2+ + 2e —> Cu
………..0,4…….0,2
—> m = mAg + mCu = 23,6
Thầy cho con hỏi là khi gặp bài này con sẽ chia các trường hợp rồi giải rất mất thời gian. Có cách nào để nhìn thẳng ra là không cần chia trường hợp không thầy.
Như bài này con thấy có chia TH: http://hoctap.dvtienich.com/questions/question/dien-phan-cuno32-agno3/
Con đang gặp tình trạng là mỗi lần giải bài là bán tính bán nghi, nghi cái chất này có, nghi cái chất kia có, nghi chất này hết nghi chất kia dư. Từ đó cứ lưỡng lự mãi, rồi chia đủ loại trường hợp nhưng rõ ràng đó không phải hướng đi của bài ( vì người ra đề họ thường chỉ vẽ ra một con đường duy nhất cho bài toán của họ, nếu có con đường khác thì sẽ khó hơn và tốn thời gian hơn ). Thầy có lời khuyên nào không ạ? Hay đơn giản là làm nhiều sẽ tích lũy kinh nghiệm thôi ạ