Cho oxit MxOy của kim loại M có hóa trị không đổi.
1. Xác định công thức oxit trên biết rằng 3,06g MxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 5,22g muối.
2. Khi cho 7,050g loại oxit trên có lẫn tạp chất trơ để trong không khí, một phần hút ẩm, một phần biến thành muối cacbonat, sau một thời gian khối lượng mẫu oxit đó là 7,184g. Hòa tan mẫu oxit này vào nước thu được dung dịch A, khối lượng cặn còn lại là 0,209g. Hòa tan cặn trong dung dịch HCl dư, còn lại 0,012g chất rắn không tan.
a. Tính phần trăm khối lượng tạp chất trong mẫu oxit ban đầu.
b. Tính phần trăm khối lượng của oxit đã bị hút ẩm và đã bị biến thành muối cacbonat.
c. Lấy 4,2g hỗn hợp B gồm MgCO3 và CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl có dư, khí CO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch A ở trên. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu trả lời tốt nhất
M2On + 2nHNO3 —> 2M(NO3)n + nH2O
2M+16n…………………2M+124n
3,06………………………5,22
—> 3,06(2M + 124n) = 5,22(2M + 16n)
—> M = 68,5n
—> n = 2, M = 137: Ba
2.
BaO + H2O —> Ba(OH)2
a………..a…………….a
BaO + CO2 —> BaCO3
b………….b…………b
nBaO dư = c mol và chất bẩn (d gam)
—> 153(a + b + c) + d = 7,05 (1)
và 171a + 197b + 153c + d = 7,184 (2)
Khi hòa tan vào H2O, BaCO3 và chất bẩn không tan:
—> 197b + d = 0,209 (3)
Hòa tan cặn vào HCl, BaCO3 tan, chỉ còn chất bẩn:
—> d = 0,012 (4)
—> %Tạp chất = 0,012/7,05 = 0,17%
(1)(2)(3)(4) —> a = 0,005; b = 0,001; c = 0,04
%BaO hút ẩm = 153a/(7,05 – 0,012) = 10,87%
%BaO tác dụng với CO2 = 153b/(7,05 – 0,012) = 2,17%
3.
Dung dịch A chứa Ba(OH)2 (a + c = 0,045 mol)
mMgCO3 + mCaCO3 = 4,2
—> 4,2/100 < nCO2 < 4,2/84
—> 0,042 < nCO2 < 0,05
Khi nCO2 = 0,042 —> nBaCO3 = 0,042
Khi nCO2 = 0,045 —> nBaCO3 max = 0,045
Khi nCO2 = 0,05 —> nBaCO3 = 0,04
—> 0,04 < nBaCO3 < 0,045
—> 7,88 < mBaCO3 < 8,865