Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là
A. 5,8 B. 5,04 C. 4,68 D. 5,44
Câu trả lời tốt nhất
Cách 1:
nO2 = 0,59; nH2O = 0,52
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,47
Do nH2O > nCO2 nên ancol no.
Quy đổi X thành C3H4O2 (0,04), C3H8O2 (x), CH2 (y) và H2O (z)
mE = 0,04.72 + 76x + 14y + 18z = 11,16
nCO2 = 0,04.3 + 3x + y = 0,47
nH2O = 0,04.2 + 4x + y + z = 0,52
—> x = 0,11; y = 0,02; z = -0,02
Do y < x nên ancol không chứa thêm CH2 —> Axit gồm C3H4O2 (0,04) và CH2 (0,02)
Muối gồm C3H3O2K (0,04) và CH2 (0,02) —> m muối = 4,68 gam
Cách 2:
nO2 = 0,59; nH2O = 0,52
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,47
Do nH2O > nCO2 nên ancol no.
Quy đổi hỗn hợp E thành:
CnH2n-2O2: 0,04 mol (Bằng nBr2)
CmH2m(OH)2: a mol
H2O: -b mol
CnH2n-2O2 + (3n-3)/2O2 —> nCO2 + (n – 1)H2O
0,04………….0,06n – 0,06……..0,04n
CmH2m(OH)2 + (3m-1)/2O2 —> mCO2 + (m+1)H2O
a……………….1,5ma-0,5a…………..ma
—> nO2 = 0,06n – 0,06 + 1,5ma – 0,5a = 0,59
và nCO2 = 0,04n + ma = 0,47
—> a = 0,11
nH2O = 0,04(n – 1) + 0,11(m + 1) – b = 0,52
—> b = 0,02
mE = 0,04(14n + 30) + 0,11(14m + 34) – 18.0,02 = 11,16
—> 4n + 11m = 47
Vì n > 3 và m ≥ 3 nên n = 3,5 và m = 3
—> Muối CnH2n-3O2K (0,04 mol)
—> m = 4,68 gam
cho em hỏi ở cách 1, y<x nên ancol k chứa thêm CH2 nhưng mà y cũng nhỏ hown0,04 thì làm sao axit chứa CH2 ạ
Cho em hỏi là nếu tìm ra có rõ ra là:
X: C2H3COOH: (0,01 mol)
Y: C3H5COOH: (0,01 mol)
Z: C3H6(OH)2: (0,1 mol)
T: C2H3-COO-C3H6-OOC-C3H5 (0,01 mol)
Thế này phải không ạ
Nếu tìm rõ ra thì X: C2H3COOH (0,01 mol ), Y: C4H7COOH (0,01 mol), Z: C3H6(OH)2 (0,1 mol), T: C2H3COO-C3H6-OOCC4H7: (0,01 mol) đúng không ạ?
nếu đề hỏi công thức cấu tạo x y z t thì phải làm như thế nào ạ
Ad xem giúp em xem em sai ở đâu với ạ 🙁
X: R1COOH (a mol)
Y: R2COOH (b mol)
Z: R3(OH)2 (c mol)
T: R1COO-R3-OOCR2 (d mol)
Bảo toàn O => nO(E) = 0,28 mol
=> 2a + 2b + 2c + 4d = 0,28
=> a + b + c + 2d = 0,14
=> a + b + c + d < 0,14 < 0,15
=> nE < 0,15
Theo đáp án của ad thì nE = 0,15 cơ ạ
Quy đổi ancol thành C2H4(OH)2 rồi khi ra được số mol CH2 mới ghép thành C3H6(OH)2 có được không ạ?
nH2O lớn hơn nCO2 là do ancol.Sao k lấy nH2O-nCO2=nAncol luôn ạ?
Sao mình quy đổi hỗn hợp thành vậy được ạ ? Giải thích chi tiết cho em xíu được ko ạ ?
Ad ơi sao bài này không áp dụng được CT:
nH2O – nCO2 = n ancol no 2 chức