Dầu cá chứa 2 loại acid béo chủ yếu là docosahexaenoic (DNA) và Eicosa pentaenoic (EPA) được các bác sĩ dùng để điều trị các bệnh: xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, bổ mắt, tăng cường thị lực…. Cấu tạo của EPA và DHA:
a) Cả EPA và DHA đều là acid béo omega-3.
b) DHA và EPA là đồng phân của nhau.
c) Thuỷ phân hoàn toàn 100 gam một loại chất béo X (chứa 8,86% tạp chất trơ) bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm 8,28 gam glycerol và 93,935 gam muối của hai acid EPA và DHA.
Chỉ số acid của loại chất béo này bằng 5.
d) Trong 1 viên dầu cá 400 mg có chứa 18% EPA, 12% DHA về khối lượng (còn lại là các vitamin và tá dược khác). Khối lượng X tối thiểu cần dùng để điều chế 1 triệu viên dầu cá (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) là 215 kg (kết quả làm tròn phép tính cuối đến hàng đơn vị).
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, C chứa nối đôi đầu tiên (tính từ nhóm -CH3) đều là C số 3 nên cả EPA và DHA đều là acid béo omega-3.
(b) Sai, DHA (C22H32O2) và EPA (C20H30O2) không phải là đồng phân của nhau.
(c) Sai:
nC3H5(OH)3 = 0,09
X gồm triester (0,09 mol) và acid béo tự do (x mol). Bảo toàn khối lượng:
100.91,14% + 40(x + 0,09.3) = 8,28 + 93,935 + 18x
—> x = 0,0125
Để trung hòa acid béo tự do trong 100 gam X cần mKOH = 56x = 0,7 gam = 700 mg
—> Chỉ số acid = 700/100 = 7
(d) Sai (dưới đây tính dầu cá giữ đúng tỉ lệ 18% EPA, 12% DHA. Một số đề không quan tâm đến tỉ lệ sẽ gộp lại thành 30% (EPA, DHA), lúc đó kết quả sẽ khác)
Từ 100 gam X tạo ra C20H30O2 (a mol) và C22H32O2 (b mol)
nNaOH = a + b = x + 0,09.3
m muối = 324a + 350b = 93,935
—> a = 0,19; b = 0,0925
H = 80% —> mC20H30O2 = 45,904 gam; mC22H32O2 = 24,272 gam
1 viên dầu cá chứa mC20H30O2 = 0,4.18% = 0,072 gam; mC22H32O2 = 0,4.12% = 0,048 gam
—> Số viên dầu cá = 24,272/0,048 = 505,666667 viên
Tỉ lệ: 100 gam X tạo ra 505,666667 viên
—> Để có 1 triệu viên cần mX = 1000000.100/505,666667 = 197758,7 gam ≈ 198 kg