Để 17,92 gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa 22,86 gam FeCl2. Mặt khác hòa tan hết X trong 208 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+). Để tác dụng hết với các chất có trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,88 mol NaOH. Nồng độ Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y là.
A. 26,56%. B. 25,34%.
C. 26,18%. D. 25,89%.
Câu trả lời tốt nhất
nFe = 0,32; nFeCl2 = 0,18 —> nFeCl3 = 0,14
Bảo toàn Cl —> nHCl = 0,78
Bảo toàn H —> nH2O = 0,3 —> nO = 0,3
Vậy X chứa Fe (0,32) và O (0,3).
Dễ thấy 2nFe < 0,88 < 3nFe nên dung dịch Y chứa Fe2+ (a) và Fe3+ (b), H+ đã hết.
—> a + b = 0,32
và nOH- = 2a + 3b = 0,88
—> a = 0,08 và b = 0,24
Bảo toàn N —> nN trong khí = nHNO3 – 0,88 = 0,16
Đặt nO trong khí = x. Bảo toàn electron:
2a + 3b + 2x = 0,16.5 + 0,3.2
—> x = 0,26
—> mddY = mX + mddHNO3 – mN(khí) – mO(khí) = 224,32
—> C%Fe(NO3)3 = 25,89%