Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2.
Câu 1. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50.
Câu 2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 vào Y thu được m gam kết tủa. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị gần nhất của m là
A. 21,5. B. 15,5. C. 23,5. D. 22,5.
Câu 3. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Để thu được kết tủa nhiều nhất từ dung dịch Z cần tiếp tục cho vào dung dịch Z một lượng tối thiểu là 40 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 6,272 lít B. 6,496 lít C. 5,824 lít D. 6,720 lít
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi X thành Na (x), Ba (0,12), O (y)
—> mX = 23x + 16y + 137.0,12 = 21,9
Bảo toàn electron: x + 0,12.2 = 2y + 0,05.2
—> x = 0,14 và y = 0,14
—> nOH- = x + 0,12.2 = 0,38
Câu 1.
nAl3+ = 0,1 và nSO42- = 0,15
—> nBaSO4 = 0,12
nOH- > 3nAl3+ —> nOH- = 4nAl3+ – nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 0,02
—> m↓ = 29,52
Câu 2.
nOH- = 0,38 và nCO2 = 0,3 —> Tạo ra CO32- (0,08) và HCO3- (0,22)
—> nBaCO3 = 0,08
—> mBaCO3 = 15,76
Câu 3.
Z + NaOH tạo kết tủa chứng tỏ Z có Ba(HCO3)2:
Ba(HCO3)2 + NaOH —> BaCO3 + NaHCO3 + H2O
0,04……………..0,04
Bảo toàn Ba —> nBaCO3 (tạo ra do CO2 + Y) = 0,12 – 0,04 = 0,08
Bảo toàn Na —> nNaHCO3 = 0,14
Bảo toàn C —> nCO2 = 0,04.2 + 0,08 + 0,14 = 0,3
—> V = 6,72 lít