Để xác định độ tinh khiết của mẫu muối Mohr (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O, tiến hành chuẩn độ Fe2+ bằng phương pháp chuẩn độ dichromate (Cr2O7)2- trong môi trường acid theo các bước sau:
Bước 1: Cân chính xác 1,9 g muối Mohr, hoà tan với khoảng 5 mL nước cất. Chuyển hết vào bình định mức 100 mL và thêm nước đến vạch được dung dịch X.
Bước 2: Dùng pipet hút chính xác 10,00 mL dung dịch X cho vào bình nón, thêm 20,00 mL dung dịch H2SO4 2M với 2-3 giọt chỉ thị diphenylamine.
Bước 3: Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch K2Cr2O7 0,005 M cho đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh lam đậm thì dừng lại.
Biết phản ứng và màu sắc của ion trong dung dịch như sau:
6Fe2+ (lục nhạt) + (Cr2O7)2-(da cam) + 14H+ -> 6Fe3+(vàng nhạt) + 2Cr3+(lục) + 7H2O
Qua 3 lần chuẩn độ, thể tích dung dịch K2Cr2O7 (mL) được cho trong bảng dưới đây:
Lần chuẩn độ 1: 15,9 mL
Lần chuẩn độ 2: 16,0 mL
Lần chuẩn độ 3: 16,0 mL
a) Trong phản ứng trên, K2Cr2O7 đóng vai trò chất khử.
b) Để phản ứng chuẩn độ diễn ra nhanh chóng có thể thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 đặc.
c) Có thể dự đoán màu xanh lam đậm xuất hiện ở cuối chuẩn độ là do tương tác giữa chỉ thị
diphenylamine với ion Fe3+ tạo thành.
d) Độ tinh khiết của mẫu muối Mohr là 98,8% (kết quả làm tròn đến hàng phần mười).