Đem 2,02g hỗn hợp A gồm Mg và Zn chia làm hai phần bằng nhau. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho phần 1 vào dung dịch chứa 200ml dung dịch HCl aM, phản ứng xong cô cạn để chất lỏng trong cốc bay hơi hết thu được chất rắn trong cốc có khối lượng là 2,43g.
TN2: Cho phần 2 vào dung dịch chứa 400ml dung dịch HCl aM (như trên), phản ứng xong cô cạn để chất lỏng trong cốc bay hơi hết thu được chất rắn trong cốc có khối lượng là 2,785g.
a) Chứng tỏ rằng trong TN1 kim loại dư, axit hết. Tính aM.
b) Chứng tỏ rằng trong TN2 kim loại hết, axit dư. Tính số mol từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu trả lời tốt nhất
Mỗi phần nặng 1,01 gam, gồm Mg (x mol) và Zn (y mol)
—> 24x + 65y = 1,01 (1)
Nếu trong TN1 có axit dư —> TN2 dùng nhiều axit hơn thì axit cũng phải dư. Khi axit dư thì chất rắn còn lại chỉ chứa muối, chúng phải có khối lượng bằng nhau —> Trái với giả thiết (2,43 ≠ 2,785)
Vậy TN1 axit hết.
nHCl = 0,2a —> nH2 = 0,1a, bảo toàn khối lượng:
1,01 + 36,5.0,2a = 2,43 + 2.0,1a —> a = 0,2M
TN2 có nHCl = 0,08
Nếu TN2 axit cũng phản ứng hết thì m rắn = 1,01 + 0,08.35,5 = 3,85, trái với giả thiết là 2,785 gam —> TN2 có axit dư —> Kim loại tan hết, chất rắn chỉ có muối.
—> m muối = 95x + 136y = 2,785 (2)
(1)(2) —> x = 0,015; y = 0,01
—> Ban đầu A chứa Mg (0,03) và Zn (0,02)